Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Bài học Campuchia

Campuchia có những bước tiến rất mạnh mẽ. Nếu không tận dụng và phát huy được tiềm năng, Việt Nam sẽ bị tụt hậu khi tham gia FTA thế hệ mới.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đã có những chia sẻ thẳng thắn xung quanh việc Việt Nam tham gia các Hiệp định mậu dịch tư do (FTA) thế hệ mới. Đất Việt xin đăng tải toàn bộ ý kiến của TS Vũ Đình Ánh về vấn đề này.

Xung quanh việc Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới, chúng ta đã nói nhiều đếm những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu.

Tuy nhiên có một vài điểm tôi cần lưu ý.

Thực tế để đánh giá đúng thực trạng kinh tế của Việt Nam không dễ. Tiềm năng thì lúc nào chúng ta cũng có nhưng việc đánh giá đúng, đầy đủ lại là một vấn đề rất khó.

Hiện nay trong bối cảnh hội nhập, chúng ta vẫn phải kiên trì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước.

viet nam tham gia fta the he moi bai hoc campuchia
TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế

Ngoài câu chuyện trên, tình hình thế giới cũng được nhiều chuyên gia nói đến. Phải thừa nhận rằng, chúng ta ở trình độ thấp trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục biến động. Những động thái của chính quyền Mỹ cũng rất khó dự đoán.

Tuy nhiên đây cũng là cơ hội lớn đối với Việt Nam. Dù thế giới có nhiều biến động nhưng Việt Nam có thể chơi và hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới, từ khó tính đến dễ tính.

Nhưng làm thế nào để nắm bắt được cơ hội, biến cơ hội đó trở thành động lực? Cơ hội đến mà chúng không biết nắm, tôi nghĩ còn tệ hơn, thậm chí biến thành thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Phải khắc phục những nhược điểm

Để giải quyết việc này, tôi cho rằng, chúng ta phải chỉ ra những điểm yếu cần khắc phục, để tự bản thân giải quyết các khó khăn.

Trước tiên, phải bàn đến vấn đề thể chế. Thể chế ở đây được hiểu là cơ sở pháp lý, câu chuyện về pháp luật, chính sách, cơ chế...

Không đất nước nào điều hành mà không cần luật cả. Tuy nhiên ở Việt Nam có cái hay là luật chúng ta lỏng lẻo, không giống với luật quốc tế, thậm chí tạo thành vận cản đối với các doanh nghiệp.

Thể chể ngoài chuyện hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách tôi nghĩ cần phải tiến tới cắt giảm thủ tục. Chúng ta hiện nay có quá nhiều thủ tục. Thủ tục trở thành quyền lực của các Bộ, ngành.

Cùng với đó là Bộ máy cán bộ hết sức cồng kềnh. Chúng ta giải tán một vài đơn vị nhưng lại thành lập thêm các Cục, phòng khác. Đáng lẽ việc cần làm là sáp nhập, tinh giản đội ngũ cán bộ thì nhiều nơi lại vẽ ra các cơ quan khác. Chúng ta loay hoay và không để làm gì với các bộ máy hành chính cồng kềnh như hiện nay.

Tiếp theo là vấn đề con người trong bộ máy quản lý. Ở đây tại sao có vấn đề nể nang, vấn đề xin cho. làm sai phạm nhưng không bị xử lý. Nó thể hiện sự bất cập trong bộ máy quản lý.

Không chỉ có tình trạng bao che, bộ máy quản lý của chúng ta trình độ, năng lực thấp xa so với các nước trong khu vực. Do đó đừng mơ đến chuyện hội nhập hay cạnh tranh.

Tôi nhớ cách đây 20 năm, tôi nghe được câu chuyện Campuchia sẽ vượt Việt Nam. Khi đó tôi cười khểnh và nói rằng thiếu cơ sở. Nhưng thực tế giờ đã chứng minh điều này đúng. Campuchia đã đạt được những bước tiến quan trọng và đạt được nhiều thành tựu.

Tôi xin nhắc lại, tư duy của chúng ta vẫn còn mang nặng tính xin – cho thì làm sao hội nhập được. Chúng ta vẫn đứng một mình một sân mà lại đòi hội nhập?

Việt Nam có công nghệ gì?

Khi hội nhập, nhiều người nhắc đến vấn đề xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Tôi cho rằng vấn đề cần lưu tâm nhất đối với Việt Nam đó là công nghệ. Công nghệ thế giới đã tiến tới một trình độ rất khác chứ không còn là những mô hình giấy và gỗ như chúng ta.

Tôi nghĩ cần phải đánh giá hết sức cụ thể về thực tại công nghệ Việt Nam và trong hội nhập cần xác định rõ chúng ta có công nghệ gì và làm thế nào để ra công nghệ đó.

Vấn đề nhân lực của Việt Nam cũng cần phải bàn tới. Nhiều người đề nghị cải cách giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhưng chúng ta đã nhầm hoàn toàn. Thậm chí còn có ý kiến nhập toàn bộ công nghệ Bắc Âu đem về Việt Nam. Nếu như thế, chúng ta phải nhập cả học sinh Phần Lan, nhập thầy giáo thì mới hiệu quả. Chúng ta đã sai lầm.

Cái quan trọng cần lưu ý đó là việc dùng người. Nếu chúng ta chuẩn mực trong việc dùng người thì sẽ không có những hiện tượng tiêu cực. Khi đó người không làm được việc sẽ bị loại ngay. Làm được như vậy tự khắc giáo dục sẽ phải thay đổi để đáp ứng.

Cuối cùng, chúng ta vẫn còn tư duy “chân lý thuộc về số đông”. Như thế thì làm sao có động lực để đi lên, phát triển và hội nhập được.

(http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/viet-nam-tham-gia-fta-the-he-moi-bai-hoc-campuchia-3343127/)

viet nam tham gia fta the he moi bai hoc campuchia Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Hội nhập thế nào?

“Khi hội nhập quốc tế chúng ta phải coi trọng vấn đề giao dịch và làm thế nào bảo vệ được quyền sở hữu, nhất ...

viet nam tham gia fta the he moi bai hoc campuchia Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Bước ngoặt TPP

Gia nhập TPP có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và được coi là bước ngoặt khi chúng ta gia ...

viet nam tham gia fta the he moi bai hoc campuchia Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Nỗi lo rất lớn

Khi tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt của mọi quốc gia, với nguy cơ tụt ...

/ Theo Nguyễn Hoàn/Báo Đất việt (ghi)