Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ EU

Bà Đặng Tuyết Vinh, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, trong năm 2021, thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã tăng 14,8%, đạt khoảng 63,6 tỷ USD. Sau 2 năm đại dịch, Chính phủ đã có những nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh, triển khai tiêm phủ vaccine nhanh chóng và quyết tâm của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã dần mở cửa trở lại.

Tại hội nghị “Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Những kỳ vọng của doanh nghiệp” diễn ra mới đây, bà Đặng Tuyết Vinh, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, trong năm 2021, thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã tăng 14,8%, đạt khoảng 63,6 tỷ USD. Sau 2 năm đại dịch, Chính phủ đã có những nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh, triển khai tiêm phủ vaccine nhanh chóng và quyết tâm của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã dần mở cửa trở lại.

Trước bối cảnh đó, lãnh đạo nhiều DN châu Âu đã đưa ra những tín hiệu lạc quan, tự tin với môi trường thương mại và đầu tư “bình thường mới” của Việt Nam, thể hiện qua BCI đã tăng 42 điểm lên 61 điểm vào tháng 1/2022.

Theo dự báo của các chuyên gia, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao. Hiện, nhiều DN đến từ châu Âu cam kết rót vốn mạnh mẽ và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2022.

Như, Nestlé đã công bố đầu tư thêm 132 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An (Đồng Nai). Khoản đầu tư này đã nâng tổng giá trị đầu tư của Nestlé Việt Nam lên gần 730 triệu USD. Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) để đầu tư xây dựng nhà máy 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương.

Hay, Công ty Công nghệ phần mềm toàn cầu Bosch sẽ mở chi nhánh trung tâm phần mềm mới tại Hà Nội trong tháng 2, sau khi trung tâm tại TP Hồ Chí Minh đạt hơn 2.600 kỹ sư trình độ cao. Mục tiêu của Bosch là sẽ nâng đội ngũ kỹ sư phần mềm ở Việt Nam lên hơn gấp đôi vào năm 2025, đạt 6.000 người.

Mới đây, Tập đoàn đa quốc gia Tesa vừa tiến hành lễ động thổ nhà máy mới tại khu công nghiệp DEEP C, TP Hải Phòng. Theo đó, tập đoàn đầu tư 55 triệu euro vào nhà máy có diện tích 70.000m2 nhằm tăng cường năng lực sản xuất của Tesa tại châu Á, mục tiêu sẽ sản xuất được 40 triệu mét vuông băng dính công nghiệp tại nhà máy này mỗi năm. Việc xây dựng nhà máy dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý I/2023, tiếp theo là giai đoạn vận hành và thử nghiệm ban đầu. Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu đi vào sản xuất chính thức vào quý I/2024.

Dự báo vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ bứt phá trong năm 2022 Dự báo vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ bứt phá trong năm 2022

Chiều hướng của đại dịch Covid-19, nhất là sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron (và có thể là những biến chủng nguy hiểm ...

/ cand.com.vn