Lãnh đạo TP.HCM cho rằng, nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa ở TP chậm trễ là do phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước DNNN chưa chính thức được ban hành.
Theo Danh mục DNNN cổ phần hoá, trong 64 DNNN phải cổ phần hóa năm 2018, TP.HCM có 39 doanh nghiệp. Tuy nhiên tới nay, chưa có DNNN nào tại TP.HCM được cổ phần hóa đúng như kế hoạch.
Được biết, trước đó TP.HCM đã triển khai xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc TP trong thời gian dài. Đến nay vì phương án này chưa chính thức ban hành nên dẫn đến việc chậm phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN và không thực hiện được lộ trình cổ phần hoá 39 doanh nghiệp trong năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngoài ra, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, việc chậm trễ trong cổ phần hoá là do quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề mới, cần được nghiên cứu như vai trò của DNNN trong thực hiện các mục tiêu phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của TP, bảo đảm lợi ích không làm thất thoát tài sản Nhà nước, xử lý các khoản đầu tư liên doanh nước ngoài góp vốn bằng quyền sử dụng đất, xác định giá trị tài sản ở vị trí trung tâm TP.
SJC là doanh nghiệp nằm trong danh sách cổ phần hóa trong thời gian tới. (Ảnh internet)
Do đó, TP.HCM đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá và lộ trình thoái vốn giai đoạn 2018 - 2020 cũng như sau năm 2020.
Cụ thể, thay vì phải cổ phần hoá 39 DNNN trong năm 2018 thì TP sẽ cổ phần hoá 32 DNNN trong năm 2019 và cổ phần hoá 7 DNNN vào năm 2020. Sau năm 2020 sẽ thoái vốn tại các DN theo đúng tỉ lệ quy định tại Quyết định số 58 và Công văn 991 của Thủ tướng Chính phủ.
Số tiền thu về sau quá trình cổ phần hoá các DNNN của TP đều đưa về ngân sách của địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội.
Loạt dự án ở Hà Nội biến nhà máy thành cao ốc: Thất thoát gần 4.000 tỷ đồng
Hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp của nhà nước sau khi chuyển đổi thành cao ốc thương mại đã làm thất thu nguồn vốn ... |
Sau cổ phần hóa, hoạt động của các doanh nghiệp khởi sắc
Thực tế cho thấy, sau khi cổ phần hóa, trong 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã ... |
Nhà đầu tư mới Hãng phim truyện VN: Có lại vì đất?
Với số cổ phần tại hãng phim mà VIVASO xin rút, theo chuyên gia, nên đấu giá để tìm nhà đầu tư mới phù hợp ... |
Nhìn lại chặng đường cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam
Những giọt nước mắt, những bức xúc vì không được trả lương, sự xúc phạm khi bị gọi là Chí Phèo, định giá thương hiệu ... |