Trong vòng chưa đầy một tuần nữa, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại khu phi quân sự (DMZ) của 2 quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều mang tính bước ngoặt, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của 2 quốc gia gặp nhau kể từ năm 2007. Hội nghị này sẽ xuất hiện trước một sự kiện ngoại giao vô cùng quan trọng khác là cuộc gặp giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Nỗ lực tham gia đàm phán của Bình Nhưỡng là một khởi đầu đầy kịch tính từ năm 2017, khi Triều Tiên đạt được những tiến bộ của chương trình vũ khí hạt nhân, đe dọa tấn công lãnh thổ Guam và tuyên bố tên lửa đủ sức bắn tới lục địa Mỹ.
|
|
Ông Kim Jong-un tiếp nhận đàm phán ở vị thế nào? Ảnh: CNN |
Vậy chính xác điều gì đã khiến ông Kim Jong-un quyết định ngồi xuống bàn đàm phán? Ông ấy sẽ thương lượng từ vị thế mạnh hay yếu? CNN đã đăng tải bình luận của 3 chuyên gia về vấn đề này.
Kinh tế Triều Tiên sa sút nghiêm trọng
Ông William Brown, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Ngoại giao Georgetown cho rằng Bình Nhưỡng đang bị tổn thương về mặt kinh tế, nghĩa là ông Kim Jong-un tiếp cận cuộc đàm phán ở một vị thế yếu.
Thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc gần như sụp đổ vì lệnh cấm vận. Giá trị xuất khẩu của Triều Tiên giảm 95% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ còn 9 triệu USD trong tháng 2/2018. Nhập khẩu đã giảm khoảng 1/3, xuống còn 103 triệu USD bao gồm những mặt hàng không có giá trị lâu dài - không bao gồm máy móc, ngũ cốc, sản phẩm dầu mỏ, hoặc xe cộ.
Đó là dữ liệu chính thức của Trung Quốc, có thể không hoàn toàn chính xác nhưng là những gì Bắc Kinh muốn thế giới biết được. Tổng giá trị thương mại với nước ngoài của Triều Tiên có lẽ đang ở mức thấp nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên, và trên thực tế, nền kinh tế nước này chủ yếu là tự cung tự cấp.
Ở trong nước, nền kinh tế Triều Tiên phải đối mặt với áp lực rất lớn. Đồng USD cùng với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã trở nên phổ biến hơn, mang lại những lợi ích quan trọng cho hoạt động thị trường và năng suất ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, tăng trường ở khu vực tư nhân lại tạo ra những vấn đề lớn đối với chính phủ vì có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của nhà nước.
Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát tín dụng trong nước và lạm phát vì bất cứ lúc nào, người dân cũng có thể sử dụng tiền mặt Triều Tiên để đổi lấy USD, từ đó gây ra sự sụp đổ tiền tệ nếu bị dàn xếp từ bên ngoài.
|
|
Nền kinh tế Triều Tiên đang gặp phải nhiều khó khăn do lệnh trừng phạt. Ảnh minh họa: Japan Times |
Nền kinh tế nhà nước suy yếu buộc ông Kim phải bỏ qua những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp cận Seoul và Washington, và trực tiếp đến thăm Bắc Kinh. Chúng ta không biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận gì với ông Kim, nhưng rất có thể nội dung liên quan đến việc hủy bỏ một số biện pháp trừng phạt để đổi lấy những hội nghị thượng đỉnh chân thành.
Bình Nhưỡng biết rằng bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng có thể cắt giảm việc cung cấp dầu thô tự do khiến lạm phát tăng cao. Ông Kim hiểu rõ điều này nên phải bàn bạc trực tiếp.
Những phát triển đó tạo cho Mỹ một cơ hội để thay đổi tình hình ở Triều Tiên, bao gồm cả việc chấm dứt thái độ thù địch vốn được duy trì trong nhiều năm qua.
Đột phá trong nghiên cứu vũ khí hạt nhân
Một nguyên nhân khác được bà Jean H. Lee, Giám đốc Trung tâm Quỹ Hyundai Motor Hàn Quốc đưa ra. Bà Lee cho rằng sự xuất hiện của ông Kim Jong-un trong cuộc đàm phán là một phần của chiến lược chính trị thực hiện tỉ mỉ trong suốt 6 năm cầm quyền.
Với chương trình hạt nhân được hoàn thiện và vị thế như một nhà lãnh đạo quân sự có khả năng bảo vệ người dân Triều Tiên, Chủ tịch Kim đang hướng sự chú ý của mình vào quan hệ quốc tế. Ông dự định bước lên sân khấu thế giới với vai trò không chỉ đơn giản là một người kế thừa của đất nước gặp nhiều khó khăn mà là một nhà lãnh đạo được hỗ trợ bởi vũ khí hạt nhân, gây ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh toàn cầu.
Ông Kim Jong-un cảm thấy tự tin rằng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ buộc các nhà lãnh đạo nước ngoài đối xử với ông như một nhà đàm phán bình đẳng, không phải là một kẻ yếu.
Triều Tiên muốn tranh thủ thời gian, tránh chiến tranh
|
|
Ông Kim Jong-un có thể giành được lợi thế lớn trong các cuộc đàm phán. Ảnh: CNN |
Một khi các hội nghị được diễn ra theo đúng dự kiến, ông Kim Jong-un sẽ có nhiều con đường để giành chiến thắng trong đàm phán - ông Adam Mount, Ủy viên cao cấp và Giám đốc Dự án Quốc phòng thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đánh giá.
Ông Mount chắc chắn rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ cố gắng giảm bớt các biện pháp trừng phạt, ra điều kiện gây tổn thương cho liên minh quân sự Mỹ - Hàn Quốc trong khi đáp ứng hạn chế một số yêu cầu đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên có thể đã tính toán rằng nguy cơ chiến tranh đã tăng lên đến mức không thể chấp nhận nổi và các tốt nhất là tranh thủ thời gian trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump - được đánh dấu bằng các mối đe dọa thất thường và bổ nhiệm những người cứng rắn vào vị trí cấp cao.
Nếu chiến tranh xảy ra, Triều Tiên sẽ gây thiệt hại lớn cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Nhưng ngay cả khi làm như vậy, chính quyền của ông Kim Jong-un có thể sẽ chịu tổn thất vô cùng lớn. Các nhà lãnh có thể mất đi quyền lực hoặc thậm chí là cuộc sống.
Để tranh thủ thời gian, Triều Tiên có thể cung cấp các nhượng bộ trung bình và tạm thời hạn chế chương trình thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa, chấp nhận các bước đi mang tính biểu tượng.
Ông Trump: Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên “còn lâu mới kết thúc”
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22-4 thừa nhận cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên chưa thể kết thúc trong một sớm một ... |
Tuyên bố ngừng thử hạt nhân, Triều Tiên vẫn nắm át chủ bài
Với quyết định ngừng tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa, Bình Nhưỡng đang tạo ra bầu không khí thuận lợi cho ... |
Kim Jong-un có thể thả tất cả người Mỹ bị giam ở Triều Tiên
Kim Jong-un nói với Giám đốc CIA Mike Pompeo rằng ba người Mỹ có thể được thả trong dịp hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ... |
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)