Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường mua đào, mai, quất về trưng bày cho ngôi nhà, mong muốn may mắn, phước lộc sẽ đến với mọi người trong gia đình.
Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, người Việt thích chọn đào, quất và mai là 3 loại cây cảnh chính chưng Tết. Phong tục này được nhiều gia đình áp dụng hàng ngàn đời nay, tuy nhiên, ít người biết được ý nghĩa của từng loại cây này.
Cây đào - Thịnh vượng và phát triển
Cây hoa đào cũng thường được lựa chọn dùng trang trí trong dịp năm mới. Hoa đào được coi là một biểu tượng linh thiêng biểu thị cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
Quả đào tượng trưng cho tuổi thọ và có ý nghĩa mang thêm tuổi mới cho những người trong nhà, người già sống lâu trăm tuổi, trẻ nhỏ được thêm tuổi mới.
Ngoài ra, hoa đào tượng trưng cho sự lãng mạn, sự thịnh vượng. Vì thế nó thích hợp với những người trẻ tuổi đang tìm kiếm tình yêu.
Hoa đào là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
Khi chọn cành đào, điểm chú ý trước nhất phải là tán tròn, hoa (nụ) được phân bố đều khắp trên cành, các nhánh nhỏ đều nhau, không chênh lệch hoặc phân bố lộn xộn, không ngay hàng thẳng lối. Cành mới được cắt từ trên cây, theo đánh giá cảm quan phải còn tươi nguyên thì mới có sức sinh trưởng mạnh.
Sau khi đã chọn được một cành đào đẹp bạn cũng nên lưu ý để cắm đào theo đúng phong thủy về hướng đặt hoa cũng như cách chọn bình. Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng Tây. Nếu là năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng Đông. Nếu là năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng Nam. Còn riêng năm Mão, Mùi, Hợi thì nên đặt bình đào theo hướng Bắc.
Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn bình có màu xanh da trời, màu đen. Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây; Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím; Nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng. Đặt bình ở phía Tây Nam và Đông Bắc thì nên sử dụng bình màu vàng nâu.
Mai vàng – Sự giàu có và cao quý
Nếu hoa đào là biểu tượng ngày Tết ở miền Bắc thì mai vàng là biểu tượng tượng những người miền Nam lựa chọn. Màu của mai vàng tượng trưng cho sự cao quý, giàu có và hy vọng.
Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội.
Có một quan niệm từ xa xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó.
Cũng theo quan niệm xưa, cây mai tượng trưng đủ bốn đức tính quý nhất của người quân tử - bộ Tứ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí) tương ứng với chu kỳ nhú nụ - nở hoa - ra quả - kết quả.
Màu của mai vàng tượng trưng cho sự cao quý, giàu có và hy vọng.
Chọn đặt mai trang trí tết ngoài yếu tố hình thức (gốc chắc chắn, tỷ lệ hoa nụ cân đối, lá non hoặc đỏ biếc, mật độ vừa phải,..) còn phải dựa vào diện tích không gian phòng khách rồi mới quyết định chọn kích thước chậu mai. Chậu mai bày tết trong nhà không quá to hoặc quá bé, tạo cảm giác hài hòa, cân bằng, ấm cúng,.. phù hợp với không khí những ngày đầu năm.
Những dáng cây hoa mai đẹp thường có hình Chân quỳ, Hạc bay, Phụng hoàng... với những cây nhánh đẹp cân đối, sự phân chia các nhánh hợp lý trên thân cây. Cây mai nên có vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú.
Với người mệnh Hỏa, bạn nên đặt chậu mai tết theo hướng Nam, hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc. Người mệnh Thủy nên đặt trang trí mai vàng theo hướng Bắc, Đông, Đông Nam. Đối với những người mệnh Mộc, hướng phong thủy mang lại tài lộc, may mắn nằm ở Đông, Nam và Đông Nam. Người mệnh Kim rất hợp với hướng Tây và Tây Bắc. Với những người mệnh Thổ, hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc...
Cây quất – Phong phú và hạnh phúc
Theo quan niệm từ xưa của người Việt, cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch “bội thu” và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp. Cây càng xum xuê, lá xanh tốt, quả trĩu cây thì hứa hẹn một năm mới càng tốt đẹp và tiền tài, lộc lá càng nhiều. Các quả quất trông giống như mặt trời và là một biểu tượng tốt đẹp của sự phong phú và hạnh phúc.
Cây quất trong quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Ngoài ra cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng).
Các quả quất trông giống như mặt trời và là biểu tượng của sự phong phú và hạnh phúc.
Theo truyền thống ở Việt Nam và một số nước khác, trên cây quất thường treo hoặc đặt một vài chiếc lì xì màu đỏ. Những chiếc lì xì này dành để tặng cho trẻ nhỏ với ý nghĩa mang lại điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.
Thường một cây quất đẹp, gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ là thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ. Dáng quất phải tròn hoặc hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Khi chọn quất, ngoài dáng cây đẹp, ta phải chú ý đến những yếu tố khác như cây cũng phải đủ tứ quý gồm: quả vàng, quả xanh, nụ trắng, lá chồi.
Nếu định để cây ở vị trí trung tâm, bạn nên chọn cây quất cân đối và không được để cho một phía nào của cây bị lép. Nếu chỉ định đặt cây ở góc nhà hay góc tiền sảnh thì cây nào hơi bị khuyết một chút cũng không sao. Tuy nhiên dù định bày ở đây, cây quất cũmg nên có đủ quả xanh - quả chín và hoa.
Lưu ý chung: Đào, mai, quất là những loại cây, hoa tượng trưng cho Tết. Để cây vừa đẹp, vừa mang may mắn cho gia chủ trong năm mới, bạn nên lưu ý đến cách cắm cây, hoa phù hợp với phong thủy. Tuy nhiên, có một lưu ý chung là hãy chọn cây, hoa, quất phù hợp với diện tích và không gian. Nếu nhà nhỏ, bạn có thể mua cành đào, chậu mai, quất nhỏ để bày trên bàn khác, đôn bàn nước. Nếu nhà lớn, trần cao, bạn có thể mua cây lớn đặt ở vị trí trung tâm.
Khi mua cây, hoa về nhà, hãy nhớ tưới đủ nước, chăm sóc cây cẩn thận, tránh để cây hoa héo, úa vào ngày đầu năm.
Người Việt ưu tiên vị trí khi tìm mua nhà
Nếu ở nước ngoài, người mua nhà quan tâm nhiều đến chi phí bảo trì, tiện ích thì tại Việt Nam, vị trí được xem ... |
Tại sao người Việt xưa xưng \'tôi\' với Chúa, với bố mẹ?
Người xưa quan niệm xưng "tôi" là để bày tỏ sự khiêm tốn, hạ mình, còn người bề trên, khi nói với bề dưới thì ... |
Campuchia lùi thời gian di dời người Việt ở Biển Hồ
Chính quyền Campuchia cho phép hàng trăm hộ gia đình Việt Nam sống ở Biển Hồ không phải di dời cho đến tháng 7. |
Lời khai của cô gái trong đoàn 148 khách Việt biến mất ở Đài Loan
Cô gái họ Nguyễn, 22 tuổi, khóc nức nở ở đồn công sát và khẳng định không đi làm bất hợp pháp. |