Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các trụ trì các Tự viện (Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường) hướng dẫn đồng bào Phật tử "loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng việc đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí tiền của |
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn 031 gửi tới Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tại các tỉnh, thành đề nghị các Ban thường trực này phối hợp để trụ trì các Tự viện (Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường) hướng dẫn đồng bào Phật tử "loại bỏ mê tín dị đoan, đốt tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".
Công văn nhấn mạnh trong các bài giảng tại các tự viện cần chú trọng việc gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội, lan toả giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn. Đồng thời, cần tuyên truyền, vận động phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo để tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức.
Lý giải về việc người dân đốt rất nhiều vàng mã, Hoà thượng Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho rằng dân gian cho rằng trần sao âm vậy, đốt vàng mã gửi biếu các cụ thì các cụ cũng hưởng như người bình thường. "Trên trần tiêu dùng cái gì thì dưới âm các cụ cũng dùng cái nấy. Người ta quan niệm thế nhưng điều đó là không có thật. Quan điểm Phật giáo kiên quyết không đốt vàng mã, phải chính tín và làm điều lành điều tốt. Đốt vàng mã mất thời gian và không có tác dụng gì về mặt tâm linh" - Hoà thượng Thích Thanh Nhã khẳng định.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho rằng việc đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí tiền của. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng số tiền mua vàng mã để đốt tại sao không để thực hiện các công việc an sinh xã hội. Việc đốt vàng mã là theo phong tục tập quán của người dân từ xa xưa. Nhưng trước đây, người dân đốt rất ít. Càng ngày, con người càng nghĩ và sản xuất ra vàng mã hình thù đủ mọi thứ vì vậy việc này cần phải hạn chế.
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng chia sẻ Ban Tôn giáo Chính phủ ủng hộ chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ông Dược cho rằng đây là hoạt động đi vào tâm thức của người Việt hàng nghìn năm nay thì việc loại bỏ không hề đơn giản. "Tuy nhiên việc nhận diện đúng và hạn chế dần là việc hết sức cần thiết. Đầu tiên là từ các cơ sở Phật giáo, sau đó đến những nơi công cộng, những nơi mang giá trị, di tích lịch lịch sử văn hoá, các gia đình" – ông Dược cho hay.
Thực tế, từ nhiều năm nay, dư luận cũng đã lên tiếng về tình trạng đốt vàng mã bừa bãi tại các di tích văn hóa hoặc cơ sở tôn giáo. Đặc biệt, ngành quản lý văn hóa cũng đã ban hành một số văn bản nhằm chấn chỉnh tình trạng này - mà gần nhất là Nghị định 28/2017/NĐ-CP (sửa đổi từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP). Theo đó, sẽ "phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích".
\'Đáng lẽ cần cấm đốt vàng mã từ lâu\'
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo, cho rằng số tiền người dân bỏ ra mua vàng mã để đốt ... |
Thượng tọa Thích Huệ Đăng: Tu không phải là cầu cúng, lễ bái linh đình
Vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có công văn gửi đến các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố ... |