Vì sao cái chết của một nhà báo khiến Thủ tướng Slovakia phải từ chức?

Áp lực từ vụ sát hại chưa có lời giải của một nhà báo trẻ đã buộc Thủ tướng Slovakia Robert Fico từ chức chỉ sau hai tuần

vi sao cai chet cua mot nha bao khien thu tuong slovakia phai tu chuc

Ông Robert Fico tuyên bố từ chức sau áp lực kéo dài 2 tuần.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã chính thức từ chức hôm 15/3, sau hơn hai tuần xảy ra rối loạn chính trị và các cuộc biểu tình công khai có liên quan đến vụ sát hại một nhà báo điều tra ở nước này, theo The Guardian.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, cựu Thủ tướng Fico nói rằng đơn từ chức của ông đã được Tổng thống Andrej Kiska chấp nhận. Nội các mới sẽ do Phó thủ tướng Peter Pellegrini đảm nhận trong thời gian tới.

Quyết định của ông Fico được đưa ra sau những áp lực chính trị từ các đối tác liên minh, cảnh báo sẽ rút khỏi Chính phủ nếu ông không từ chức.

Nhà lãnh đạo Slovakia đã buộc phải rời khỏi chiếc ghế quyền lực sau cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều ngày qua, liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jan Kuciak và vị hôn thê Martina Kušnírová hồi tháng 2.

Nhà báo Kuciak bị sát hại khi đang điều tra mối liên hệ giữa mafia nước ngoài và giới chức cấp cao của Slovakia. Cảnh sát Slovakia ngày 1/3 thông báo đã bắt giữ một số doanh nhân người Italia bị Kuciak nêu đích danh trước khi bị giết.

Một trong số đó là Antonino Vadala – người được cho là có quan hệ làm ăn với ít nhất 2 quan chức thân cận với cựu Thủ tướng Fico.

Cái chết của Kuciak đã châm ngòi cho sự giận dữ của dân chúng đối với tình trạng tham nhũng ở quốc gia châu Âu và nghi ngờ cái chết của nhà báo này đang bị Chính phủ của ông Fico lấp liếm.

Hôm 15/3, một nhà báo khác có tên Lukas Milan, đã bị kết án 18 tháng tù giam hoặc 3 năm quản chế với tội danh phỉ báng. Vụ việc bắt nguồn từ một bài viết trên tạp chí Milan vạch trần giới quan chức cấp cao của Chính phủ tham nhũng.

Trong những ngày gần đây tại Thủ đô Bratislava và hàng chục thành phố trên khắp Slovakia đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Fico vì lý do Chính phủ của ông “không thể đảm bảo tiến hành điều tra độc lập” vụ sát hại nhà báo Jan Kuciak.

Trước áp lực này, liên minh 3 đảng cầm quyền tại Slovakia quyết định chọn phương án để ông Fico từ chức, với điều kiện Tổng thống Andrej Kiska cho phép ông Fico đề cử người kế nhiệm mình.

Cuộc bầu cử sớm ở Slovakia được hứa hẹn sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ khủng hoảng và lấy lại lòng tin của người dân giữa bối cảnh chính quyền trong nước lao đao với những cáo buộc lạm quyền, tham nhũng.

Cái chết rúng động của nhà báo trẻ

vi sao cai chet cua mot nha bao khien thu tuong slovakia phai tu chuc

Hàng nghìn người xuống đường biểu tình chống tham nhũng và tôn vinh nhà báo xấu số Jan Kuciak.

Nhà báo Kuciak, 27 tuổi, đã bị bắn chết cùng với vị hôn thê của mình tại nhà riêng hôm 25/2. Cảnh sát cho biết, một số cuộc điều tra nhạy cảm của Kuciak gần đây có thể là nguyên nhân khiến anh bị sát hại.

Kuciak hiện đang thực hiện loạt bài điều tra về mối liên hệ giữa quan chức Chính phủ trong nước và các băng đảng tội phạm nước ngoài chuyên đánh cắp các quỹ tài trợ của Liên minh Châu Âu. Cảnh sát Slovakia đang nghi ngờ giới mafia Italia có liên quan đến vụ thủ tiêu lần này.

Một số bài viết của Kuciak cho biết băng đảng tội phạm Ndrangheta, có trụ sở tại Calabria (Italia), có quan hệ với ít nhất hai cố vấn của cựu Thủ tướng Fico – một người sau đó đã từ chức.

Bài báo mới nhất Kuciak được xuất bản sau khi chết đã gây chấn động đất nước vì tiết lộ cách thức giới quan chức trong nước cấu kết với tổ chức tội phạm khét tiếng Ndrangheta, mua đất nông nghiệp ở Slovakia nhằm chiếm đoạt các khoản trợ cấp của Liên minh Châu Âu.

Kuciak được biết đến là nhà báo đầu tiên bị giết ở Slovakia - điều khiến cho giới báo chí nước này ngày càng lo ngại về sự an toàn khi dấn thân vào các cuộc điều tra về tham nhũng.

Trước sức ép từ các cuộc biểu tình và lời chỉ trích của công chúng, giới quan chức Slovakia đã phủ nhận những cáo buộc trong bài viết của Kuciak. Cảnh sát cũng chưa có manh mối rõ ràng nào chứng minh các tổ chức tội phạm Italia có liên quan đến vụ sát hại nhà báo này.

Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn kêu gọi ông Fico từ chức với lý do, một Chính phủ mới sẽ đảm bảo tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và độc lập.

Để chứng minh sự nghiêm túc trong cuộc điều tra, ông Fico từng xếp 1 triệu Euro tiền mặt lên bàn và tuyên bố trao thưởng cho bất cứ ai có thông tin hữu ích về vụ giết hại Kuciak.

Sau đó, ông tổ chức các cuộc họp báo gần như hàng ngày để thông báo rằng các nhà điều tra đã làm việc không ngừng nghỉ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, khi áp lực tăng lên, ông Fico cáo buộc chính Tổng thống Andrej Kiska liên kết phe đối lập cùng các nhân tố nước ngoài đứng đằng sau dàn dựng các cuộc biểu tình của người dân.

Mặc dù từ chức, ông Fico sẽ vẫn tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng Chính phủ mới của Thủ tướng Peter Pellegrini. Ông nói sau khi trao lại chức vụ cho Tổng thống: "Thưa quý vị, tôi không nói lời từ biệt".

vi sao cai chet cua mot nha bao khien thu tuong slovakia phai tu chuc Bê bối quấy rối tình dục trong quán karaoke, nghị sĩ Hàn Quốc từ chức

Thành viên trong đảng của Tổng thống Moon Jae-in ra quyết định sau khi bị cáo buộc có hành vi cưỡng hôn và kéo khóa ...

vi sao cai chet cua mot nha bao khien thu tuong slovakia phai tu chuc Nhật xác nhận tài liệu liên quan bê bối của thủ tướng bị sửa

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nói tài liệu liên quan đến bê bối thiên vị của Thủ tướng Abe đã bị sửa chữa và ...

vi sao cai chet cua mot nha bao khien thu tuong slovakia phai tu chuc Dân mạng đòi khai trừ Đảng với phụ huynh bắt cô giáo quỳ, yêu cầu hiệu trưởng từ chức

Dư luận bức xúc đòi chi bộ Đảng ở địa phương cần khai trừ đối với vị phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối và ...

/ http://www.nguoiduatin.vn