Ở nhiều nước trên thế giới văn bằng do các trường quyết định. Hình thức đào tạo gần như không được thể hiện nhưng có ghi xếp loại xuất sắc, giỏi, khá được ghi. Nhà tuyển dụng căn cứ một phần vào thông tin trên bằng nhưng chưa phải là điều quyết định.
Ghi xếp loại trên văn bằng: Nơi có, nơi không
TS Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), cho hay bà được Trường ĐH East Anglia và ĐH Durham (Anh) cấp bằng và hai trường hai mẫu khác nhau.
Bằng thạc sĩ ngành Giáo dục học của Trường ĐH Durham không ghi xếp loại nhưng sinh viên nào tốt nghiệp xuất sắc thì có ghi "first class" - (xuất sắc) còn lại nếu có giỏi hoặc khá (merit) cũng không ghi.
Bằng của Trường ĐH Durham chỉ ghi xếp loại khi đạt xuất sắc |
Ở ĐH East Anglia với bậc cử nhân, việc ghi xếp loại trên bằng cũng tùy thuộc vào từng school (trường đơn ngành) - hiểu như đơn vị khoa ở Việt Nam. Trong một đại học có school ghi nhưng có school không ghi xếp loại.
Về loại hình đào tạo Huyền cho hay, tùy từng trường nhưng đa phần là không ghi. Nếu đào tạo full time (chính quy) hoặc part time (vừa làm vừa học) sẽ thể hiện trên bảng điểm.
"Ở Anh, dường như việc ghi trên bằng là do trường quyết định, không có cơ quan nào ban hành mẫu hay can thiệp vào mẫu bằng. Đương nhiên, bằng phải có những thông tin tối thiểu như tên trường, tên sinh viên, chương trình học"- bà Huyền nói.
Bằng của ĐH East Anglia (Anh) không ghi hoặc ghi tùy school |
Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc, cho biết văn bằng của Việt Nam hiện tại có ghi thứ hạng và mỗi nơi dùng cách viết khác nhau, thậm chí có ghi cả tiếng Anh; một số trường khi ghi tiếng Anh dịch không chuẩn, thậm chí dịch sai dẫn tới một số lỗi… Còn nội dung trên bằng giáo dục đại học ở nước ngoài rất đơn giản.
Bằng tiến sĩ khoa học của GS Tuấn |
"10 năm trước, tôi đã từng đề nghị bằng không ghi thứ hạng và hình thức đào tạo chính quy (full-time) hay vừa học vừa làm (part- time) như hiện tại"- ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, ở Úc mỗi trường có một cách ghi bằng khác nhau nhưng nhìn chung đều đơn giản. Cụ thể, bằng cử nhân của Đại học New South Wales, chỉ ghi tên sinh viên đã được Hội đồng công nhận là cử nhân kèm theo ngành học. Bằng tiến sĩ cũng chỉ thay tên chứ không thay cách viết, hơn nữa bằng tiến sĩ không ghi ngành.
Bằng của Trường ĐH Sydney (Úc) |
Ông Tuấn đồng tình với dự thảo đã bỏ đi những thông tin như xếp hạng, hình thức đào tạo nhưng không đồng tình việc bỏ đi "bằng bác sĩ" "bằng kỹ sư" "bằng kiến trúc sư" "bằng dược sĩ" ở bậc đại học. "Ở bậc học này cần ghi cụ thể bằng cử nhân và kèm theo ngành như cử nhân dược. Nếu bỏ ghi "bằng bác sĩ" là thiếu vì đây là điều quan trọng, còn bằng tiến sĩ thì không nên ghi.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, thì cho biết khi ông học ở Nga, có bằng màu đỏ dành cho tốt nghiệp xuất sắc, còn những loại tốt nghiệp còn lại thì nhận bằng màu xanh. "Hay gọi là được cấp bằng đỏ trong đó có ghi "loại xuất sắc". Hình thức đào tạo thì không thể hiện trong bằng"- ông cho biết.
Thông tin từ TS Đàm Quang Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Xuân, cung cấp ở một số nước châu Âu như Đức hay Anh vẫn ghi phân loại tốt nghiệp và thậm chí là ghi cả điểm lên bằng. Còn ở Mỹ thì hầu như là không ghi phân loại vì họ cho rằng ảnh hưởng tới người có bằng sau này.
Bằng ở Đức còn ghi điểm vào "gut" 2,2 |
"Ở các nước, quyền của trường rất lớn nên mẫu bằng do trường quyết định và bằng của mỗi trường một kiểu khác nhau. Tất nhiên bằng của các trường trong cùng 1 nước thì có những điểm chung và cũng có những điểm khác biệt"- ông Minh nói.
Về hình thức đào tạo, ông Minh cho hay gần như các nước không ghi trên bằng vì họ không phân biệt loại hình đào tạo. "Thậm chí có thể chuyển đổi cách thức học đào tạo, nên không có ranh giới để ghi trên bằng. Tất nhiên ở nước ngoài vẫn có học tại chức (part-time) nhưng không được thể hiện trên bằng và thực tế việc học cũng không phải tuyệt đối nghiêm túc, thậm chí còn có tình trạng bằng dởm".
Bằng ĐH ở Mỹ có ghi xếp loại "Second Class" |
Còn với những loại như bằng bác sĩ, bằng kỹ sư theo ông Minh ở nước ngoài, những ngành này cử nhân chỉ là một điều kiện và muốn làm việc sẽ phải có giấy phép hành nghề.
Ông Minh cho rằng việc Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo không ghi loại hình đào tạo trên bằng là đúng, còn loại tốt nghiệp nên để trường có quyền quyết định ghi hay không. "Hướng dẫn chỉ nên ghi thế này là ổn: "văn bằng có thể có phân loại bằng hoặc không"".
Theo ông Đàm Quang Minh, ở nước ngoài bằng cấp vẫn là vấn đề quan trọng cho việc việc tuyển dụng. "Nói bằng không quan trọng là nói cho vui. Tất nhiên quan trọng nhất là làm được việc, nhưng đầu tiên bao giờ họ cũng sẽ nhìn nhận trường tốt thì chất lượng thường tốt hơn"- ông nói.
Còn GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah, Mỹ cho rằng ở nước ngoài, văn bằng chỉ là thứ để biết mức độ kiến thức tối thiểu của người đó, còn các đơn vị tuyển dụng sẽ phỏng vấn là chính. Mặt khác, trên CV - (viết tắt của từ Curriculum Vitae - được hiểu là bản tóm tắt những thông tin chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc dùng khi ứng tuyển và xin việc ) đã ghi đầy đủ tất cả những hoạt động, thư giới thiệu.
Theo ông Thành, việc không ghi loại tốt nghiệp trên bằng không ảnh hưởng tới nhà tuyển dụng. Năng lực của người dự tuyển đã được đánh giá qua phỏng vấn và thư giới thiệu. Con người thể hiện qua CV nên bằng tốt nghiệp chỉ nói lên kiến thức chuyên môn tối thiểu.
Từ thực tiễn về Việt Nam, theo ông Thành không xếp loại tốt nghiệp, và hình thức đào tạo, thì các tổ chức tuyển dụng trong nước phải đánh giá năng lực người xin việc qua phỏng vấn và điều này thực tế hơn là dựa vào tấm bằng, vì nếu xếp hạng cũng chưa hẳn phản ảnh năng lực mà tổ chức muốn có.
Tuy nhiên, ông Thành cũng nhìn nhận không dựa vào bằng cấp là một thói quen khó bỏ, nhưng nếu không có thì phải dựa vào thước đo tốt hơn như phỏng vấn gắt hơn.
Không ghi xếp loại trên bằng đại học là phù hợp với thông lệ quốc tế |
Có nên bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học? |
Trường ĐH Luật TP.HCM nợ dây dưa 29 tỷ, tuyển sinh "chui" văn bằng 2 |