“Chủ tịch Tập đoàn Vingroup là nguồn cảm hứng để lôi cuốn các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nhân trẻ hướng tới trong việc mở rộng kinh doanh, tự tin vào năng lực, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp Việt và cũng là một động lực để góp phần thúc
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói khi trao đổi với DĐDN xung quanh chủ đề này.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: 2 tỷ phú mới (ông Trần Bá Dương với Thaco và ông Trần Đình Long với Hòa Phát) thuộc ngành công nghiệp sẽ động viên tốt cho các doanh nhân tiếp tục kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực này.
Công trường Vinfast
Đa ngành càng mạnh
Ông Dương trở thành tỷ phú khi xe lắp ráp của Thaco nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước, vượt xa Toyota. Trong tháng 2.2018, Thaco chiếm 43% thị phần ô tô trong nước, cao gấp đôi Toyota. Tuy nổi danh nhờ ô tô nhưng vị tỷ phú giàu thứ ba ở Việt Nam này cũng đã vươn sang lĩnh vực bất động sản, sản xuất máy nông nghiệp và đang ấp ủ thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Còn người giàu nhất Việt Nam thì tính đến 12.3, tài sản của ông Vượng là 5,7 tỷ USD, xếp hạng 343 thế giới, bà Nguyễn Thị Phương Thảo 3,5 tỷ USD, xếp hạng 697 thế giới. Điều đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay là tỷ phú Phạm Nhật Vượng được Forbes công nhận là tỷ phú đa ngành, thay cho bất động sản trước đây. Trong khi đó, Hòa Phát của ông Long cũng không chỉ sản xuất thép mà còn kinh doanh những lĩnh vực khác.
Sự đa ngành của tỷ phú có rất nhiều ý nghĩa. Với xã hội, những nhu cầu của họ được đáp ứng đa dạng hơn, nhiều lựa chọn tốt hơn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Với đất nước thì khi một tỷ phú đầu tư, kinh doanh lĩnh vực mới, cơ hội thành công cao hơn, khả năng chiếm lĩnh, làm chủ thị trường đó cao hơn, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng.
Với doanh nghiệp, sự thành công khi kinh doanh đa ngành còn xua đi tâm lý hoài nghi về “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Ngay cả các tỷ phú trên thế giới, phần lớn cũng chỉ giàu, mạnh từ một lĩnh vực. Thế nhưng, tỷ phú Trần Đình Long khởi đầu từ công ty buôn bán máy móc xây dựng từ năm 1995. Đến nay Hòa Phát đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề với nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm và lĩnh vực chủ lực là sản xuất thép.
Bất cứ nền kinh tế nào thì người dẫn đầu bao giờ cũng có vai trò rất lớn, vừa dẫn dắt cuộc chơi chung, có thể góp phần tạo những sân chơi mới chung trên cả thị trường, cả đất nước, chứ không phải riêng trong lĩnh vực của họ".
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Mở rộng ngành nghề kinh doanh tài sản của tỷ “vua thép Việt” ngày càng tăng và năm 2017, doanh thu của tập đoàn Hòa Phát đã tăng 38%, lên 46.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2016.
Năm qua ông Phạm Nhật Vượng mở rộng, tăng đầu tư vào lĩnh vực mới như VinTata (sản xuất phim hoạt hình); Vinfast (sản xuất ô tô)… nhưng tài sản của tỷ phú này vẫn tăng tới 1,9 tỷ USD, lợi nhuận (sau thuế) tăng gấp rưỡi so với năm 2016.
Đặc biệt là việc đầu tư vào dự án sản xuất ô tô có tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD khiến không ít người nghi ngại, cũng đang có những tín hiệu hết sức lạc quan. Nói như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì đó là quyết định rất táo bạo. “Vào một lĩnh vực mà ai cũng tưởng là đang chết ở Việt Nam sau hơn 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đang chựng lại, thậm chí rút ra”. Điều này, theo bà Lan càng cho thấy tài năng, bản lĩnh của Chủ tịch Vingroup. “Khi họ đã giàu có rồi, đã tích lũy được tài sản, vốn liếng, kinh nghiệm, uy tín trên thương trường thì họ hoàn toàn có khả năng thành công và ngày càng mạnh mẽ hơn trước”, bà Lan nói.
Truyền kinh nghiệm, cảm hứng cho các chủ doanh nghiệp
Mỗi tập đoàn sẽ có tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và hệ thống, ngành kinh doanh, cách thức quản trị riêng, song để làm được như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI thì “đó là nguồn cảm hứng để lôi cuốn các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nhân trẻ hướng tới trong việc mở rộng kinh doanh, tự tin vào năng lực, vươn tầm thế giới của doanh nghiệp Việt”.
“Trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực như ô tô của ông Dương, hàng không của bà Thảo là vô cùng khó. Còn Vingroup có 8 lĩnh vực chính và dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực lại càng đáng nể. Đó là điều chúng tôi vô cùng khâm phục và luôn muốn được biết, được học hỏi ở các tỷ phú”, Chủ tịch HĐQT một tập đoàn có doanh thu trên 5.000 tỷ đồng/năm chia sẻ như vậy.
Quan quan sát bước phát triển của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, một doanh nhân đã rút ra cách làm của Chủ tịch Vingroup: Làm từ một ngành, đi từ cốt lõi, làm chắc, nhanh chóng dẫn đầu rồi mở dần đến ngành kinh doanh khác mà xã hội đang “khát”, có nhu cầu cao...
Đồng tình với nhận định này, một vị doanh nhân khác kể: Tại hội thảo mang chủ đề “Trở về cốt lõi” được tổ chức cách đây chưa lâu, đại diện nhiều công ty, doanh nghiệp đã chia sẻ rằng, sau một thời gian mở rộng đầu tư đa ngành, họ đều rơi vào bết bát, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nguyên nhân được xác định khi ấy là: Do xa rời ngành “quen tay”; do kỹ năng quản trị của doanh nghiệp chưa thể bao trùm cho 1 hệ thống lớn hơn hoặc đa ngành.
“Thành công của ông Vượng và ông Long làm chúng tôi phải suy nghĩ lại. Có thể chúng tôi sẽ làm được, nếu có chiến lược quản trị đa ngành kiểu như “5 hóa” của Vingroup và đầu tư theo hướng tạo giá trị xã hội và phát triển bền vững ngay từ đầu”, vị doanh nhân nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn GP Invest thì đánh giá cao sự công khai, minh bạch, mạnh mẽ của Chủ tịch Vingroup và việc công khai tài sản của ông bà Thảo, ông Dương, ông Long. “Từ đó làm thay đổi nhận thức của xã hội với doanh nghiệp, doanh nhân; giúp truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung mở rộng kinh doanh, tự tin vào năng lực quản trị, vươn tầm thế giới”, ông Hiệp nói.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn hiện cũng bắt đầu mở rộng đa ngành như Tập đoàn T&T, Thaco, Sovico Holdings... Thành công của các tỷ phú như ông Vượng, bà Thảo, ông Dương, ông Long đã và sẽ không ngừng truyền cảm hứng, sự tự tin cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Chuyên gia Lê Đăng Doanh gợi ý: Hiệp hội doanh nhân nên tổ chức tọa đàm giữa tỷ phú với doanh nghiệp trẻ để học kinh nghiệm thành công của những tỷ phú này.
Thành công của 4 tỷ phú, theo ông Hoàng Quang Phòng “cũng là một động lực góp phần thúc đẩy khởi nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới, góp phần vinh danh kinh tế tư nhân, kinh tế Việt Nam trong danh sách Forbes những năm tới”.
Linh Nguyên
Tỷ phú số 1 Việt Nam giao tài sản tỷ USD vào tay nữ tướng mới
Nữ doanh nhân sinh năm 1975 hiện quản lý hàng chục ngàn tỷ đồng và có sứ mệnh đưa các doanh nghiệp trong tập đoàn ... |
Khối tài sản cổ phiếu khổng lồ của 4 tỷ phú đô la Việt
4 tỷ phú Việt Nam vừa lọt vào danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes đều sở hữu khối tài sản cổ ... |
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “bỏ túi” hơn 65 nghìn tỷ trong năm 2017
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt lên mức 5,3 tỷ USD trong năm 2017, đồng thời giúp ông gia tăng thứ bậc ... |