Tuần duyên Mỹ tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để "chống tác nhân xấu"

Lực lượng tuần duyên Mỹ đang thực hiện nỗ lực đóng tàu lớn nhất kể từ Thế chiến II, hiện đại hóa hạm đội và thiết lập sự hiện diện ở Thái Bình Dương.

Đô đốc Linda Fagan, phó chỉ huy của Lực lượng tuần duyên Mỹ, cho biết việc mở rộng này sẽ tăng cường sự thực thi trong việc chống lại đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU), đồng thời chống lại những “tác nhân xấu”.

“Cần có sự hiện diện. Có tàu trên biển. Nhưng có một cơ chế quản lý, có năng lực thực thi và năng lực mới là vấn đề quan trọng”, Fagan phát biểu tại hội nghị Trao đổi An ninh Hàng hải Ấn Độ - Thái Bình Dương ở Hawaii tuần này.

Tuần duyên Mỹ tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để 'chống tác nhân xấu' - 1
Một tàu Nhật tham gia hoạt động với tuần duyên Mỹ. (Ảnh: BQP Nhật)

“Lực lượng tuần duyên Mỹ cam kết với Bộ tư lệnh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng chương trình đóng tàu lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai".

Hơn 100 tàu tuần duyên đã được đưa vào hoạt động, trong đó có 11 cho an ninh quốc gia, 25 cho tuần tra ngoài khơi, 3 cho an ninh vùng cực và 64 tàu phản ứng nhanh, có khả năng di chuyển hơn 16.000 km để thi hành luật, Fagan nói.

"Năng lực thực sự sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng tôi, khả năng hợp tác và tham gia trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo cách mà những năm trước đã không đạt được", bà nói hôm 8/9.

Tuy nhiên, Fagan không nói rõ có bao nhiêu tàu sẽ được triển khai đến Thái Bình Dương.

Không nhắc tên Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân Blake Converse, Phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói chống IUU là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của nước này. Sáng kiến bắt đầu dưới thời chính quyền trước đó nhằm củng cố mối quan hệ và chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Bình luận được đưa ra sau khi Bắc Kinh công bố quy định mới rằng tất cả các tàu nước ngoài đi vào khu vực mà Trung Quốc có yêu sách ở Biển Đông phải đăng ký thông tin tàu và hàng hóa với cơ quan hàng hải Trung Quốc. Quy định đã bị Mỹ phản ứng dữ dội.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Lực lượng tuần duyên Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, trong khi căng thẳng đã tăng cao trong các chuyến đi của quân đội Mỹ qua Biển Đông.

Yu Zhirong, Phó tổng thư ký cơ quan nghiên cứu Thái Bình Dương của Trung Quốc bình luận, Lực lượng tuần duyên Mỹ có thể xem mình là cảnh sát biển quốc tế nhưng tính hợp pháp của các hoạt động này còn phải xem xét, vì Mỹ không phải là một bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Washington có các thỏa thuận với 11 quốc đảo Thái Bình Dương để chống đánh bắt IUU, cho phép các nhân viên thực thi pháp luật từ các nước lên tàu của tuần duyên Mỹ khi họ đang tuần tra hoặc ngược lại. Các cơ quan chức năng của các quốc gia này cũng có thể cho phép tuần duyên Mỹ thay mặt họ thực hiện hành động.

Lực lượng tuần duyên Mỹ hồi tháng 8 nói họ đang cố gắng đàm phán lại thỏa thuận với Trung Quốc để chống IUU, khi thỏa thuận này đã hết hiệu lực hơn một năm.

Tuần duyên Mỹ nổ 30 phát súng cảnh cáo tàu Iran Tuần duyên Mỹ nổ 30 phát súng cảnh cáo tàu Iran

Một tàu tuần duyên Mỹ bắn cảnh báo 30 phát khi nhiều xuồng vũ trang Iran áp sát trên eo biển Hormuz.

Nhật Bản cho phép tuần duyên bắn tàu lạ tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Nhật Bản cho phép tuần duyên bắn tàu lạ tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Theo cách diễn giải mới, lực lượng tuần duyên của Nhật có thể bắn vào tàu nước ngoài cố tiếp cận quần đảo tranh chấp ...

Tuần duyên Mỹ chỉ trích dân quân biển Trung Quốc Tuần duyên Mỹ chỉ trích dân quân biển Trung Quốc

Tuần duyên Mỹ cáo buộc Trung Quốc triển khai hàng nghìn tàu dân quân biển để gây hấn và thực thi yêu sách chủ quyền ...

/ vtc.vn