Từ 1/1/2018: Nhận \"hối lộ tình dục\" có thể bị tử hình

Việc nhận hối lộ bằng tình dục, tình cảm… cũng đã đủ yếu tố cấu thành tội Nhận hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đối, bổ sung năm 2017) bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, từ ngày này, nhận hối lộ tình dục có thể bị tử hình.

tu 112018 nhan hoi lo tinh duc co the bi tu hinh

Việc nhận hối lộ bằng tình dục có thể đối mặt hình phạt cao nhất là tử hình (Nguồn: Internet)

Quy định của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) hiện hành quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng “thuộc trường hợp đặc biệt” để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị cấu thành tội Nhận hối lộ.

Tội danh và mức hình phạt được quy định tại Điều 279, Bộ luật Hình sự 1999.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2018, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Nhận hối lộ quy định tại Điều 354, Bộ luật Hình sự 2015.

Với quy định bao hàm (tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và lợi ích phi vật chất) này thì việc nhận hối lộ bằng tình dục, tình cảm… cũng đã đủ yếu tố cấu thành tội Nhận hối lộ và mức hình phạt tối đa của tội danh này lên đến tử hình.

Điều 279. Tội nhận hối lộ - Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 354. Tội nhận hối lộ - Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

tu 112018 nhan hoi lo tinh duc co the bi tu hinh 7 tội phá hoại hạnh phúc gia đình bị trừng phạt từ 1/1/2018

Người ngoại tình; có hành vi loạn luân; ngược đãi cha mẹ; trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng… đều có nguy cơ bị phạt tù.

tu 112018 nhan hoi lo tinh duc co the bi tu hinh Thay đổi cách tính lương hưu từ 1/1/2018: Nhiều người xin nghỉ hưu non

Lo ngại thiệt thòi khi thay đổi cách tính lương hưu từ 1/1/2018, nhiều lao động đã xin nghỉ hưu trước tuổi.

/ nguoiduatin.vn