Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) liên tục bị lâm tặc tàn phá. Nhiều cây gỗ quý trong rừng đã bị ‘’xẻ thịt’’ không thương tiếc trong nhiều năm gần đây. Trong khi lực lượng chức năng Đắk Lắk chưa tìm được phương án giải quyết dứt điểm thì lâm tặc vẫn ngang nhiên lộng hành.
Rừng bị triệt hạ
Khu BTTN Ea Sô được nhận định vẫn đang là điểm nóng phá rừng của Đắk Lắk nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung. Giữa tháng 5.2020, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk và Kiểm lâm vùng IV có 2 buổi họp bàn kết hợp đi khảo sát thực địa với Hạt kiểm lâm, Ban quản lý (BQL) khu BTTN Ea Sô để giải quyết dứt điểm vấn nạn lâm tặc hoành hành trong suốt nhiều năm vừa qua. Ngoài ra, các đơn vị kể trên còn sang tận Gia Lai để nhờ Hạt kiểm lâm Krông Pa cắt cử thêm người phối hợp truy quét.
Tuy vậy, giữa lúc lực lượng chức năng đang tìm phương án giải quyết dứt điểm, lâm tặc tiếp tục tàn phá khu bảo tồn này ở các tiểu khu 617, 618. Gỗ được chúng tập kết tại khu vực lòng hồ Ea Buk thuộc địa phận xã Ealy, huyện Sông Hinh (Phú Yên). Sau đó, các đối tượng còn ngang nhiên dùng các xe cày độ chế đưa gỗ đi tiêu thụ.
‘’Lâm tặc đã hoành hành ở khu BTTN Ea Sô từ nhiều năm trước và kéo dài dai dẳng đến nay. Năm 2014, khi đi tuần tra đêm khuya, tổ công tác phát hiện một nhóm đối tượng đang phá rừng. Chúng tôi tổ chức vây bắt nhưng bất thành. Sau đó, lâm tặc gọi thêm người đến tấn công chúng tôi. Đồng nghiệp của tôi may mắn chạy thoát, nhưng tôi không may kẹt lại nên bị chúng chém 6 nhát dao, có 1 nhát xuyên phổi. Tôi phải nằm giả chết chúng mới chịu buông tha” - một cán bộ kiểm lâm khu BTTN Ea Sô - nhớ lại.
Ông Trương Quốc Dụng - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Krông Pa (Gia Lai) - cho hay, từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã bắt được 4 vụ tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép ở vùng giáp ranh với Khu BTTN Ea Sô, tổng số gỗ lậu các loại thu giữ được lên đến gần 20m3.
Ông Tô Văn Chánh - Chủ tịch UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) - từng than thở rằng, số lượng gỗ lậu được lực lượng chức năng huyện thu giữ quá nhiều. Nếu không sớm ngăn chặn dứt điểm, chỉ sợ rằng, trong tương lai gần, khu bảo tồn quý giá này sẽ chẳng còn bao nhiêu cây gỗ quý. Phía Đắk Lắk cần tiến hành rà soát, đo đạc và thống kê chi tiết lại diện tích rừng ở khu vực nói trên bị tàn phá trong những năm vừa qua.
Hạt kiểm lâm, BQL khu BTTN Ea Sô (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk) chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ diện tích rừng hơn 26.000ha. Cánh rừng này hiện có nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm, các loài thú móng guốc cỡ lớn như bò rừng, bò tót…
Kiên quyết truy quét lâm tặc
BQL khu BTTN Ea Sô đã lập ra một số lán trại canh gác nằm ngay bên tuyến đường độc đạo dẫn lối cho các phương tiện vào sâu trong các cánh rừng (thuộc địa phận huyện Krông Pa, Gia Lai). Theo quan sát của phóng viên, các lán trại này được dựng cực kỳ tạm bợ. Lực lượng kiểm lâm tại đây được bố trí khá ít và thiếu nghiêm trọng dụng cụ bảo hộ, tự vệ khi đi tuần tra rừng. Lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk khi đến kiểm tra khu vực kể trên cũng chỉ biết thở ngắn than dài và động viên anh em cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Trước tình hình trên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk đã bàn bạc, lên phương án đề xuất Hạt kiểm lâm các huyện giáp ranh như Krông Năng, Ea H’Leo bố trí người để hỗ trợ cho BQL khu BTTN Ea Sô truy quét lâm tặc. Kế hoạch lập ra, ngày giờ, cách tổ chức thực hiện phải tuyệt đối bí mật, tránh ‘’rút dây động rừng’’. Nếu thấy lực lượng còn mỏng, Kiểm lâm vùng IV cũng sẵn sàng cử người “tham chiến”. Phía tỉnh bạn Gia Lai đã có ‘’cánh quân’’ Hạt kiểm lâm Krông Pa tiếp ứng.
Ngày 29.5, ông Kiều Thanh Hà - Phó Chi Cục trưởng, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk - cho biết: ‘’Chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh kiện toàn lại nhân sự chủ chốt ở BQL khu BTTN Ea Sô. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hướng đến việc giải quyết dứt điểm vấn nạn phá rừng ở khu vực này. Nếu để xảy ra sai sót, họ phải chịu hình thức xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Ngày 29.5, ông Kiều Thanh Hà - Phó Chi Cục trưởng, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk - cho biết: ‘’Chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh kiện toàn lại nhân sự chủ chốt ở BQL khu BTTN Ea Sô. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hướng đến việc giải quyết dứt điểm vấn nạn phá rừng ở khu vực này. Nếu để xảy ra sai sót, họ phải chịu hình thức xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Bảo Trung
Hơn 20 lâm tặc vây chém đứt gân tay kiểm lâm để giải cứu đồng bọn
Lâm tặc chém kiểm lâm vườn quốc gia Yók Đôn, Đắk Lắk khi bắt giữ 1 lâm tặc cưa hạ gỗ trái phép. Hàng chục ... |
Xử nghiêm người tiếp tay cho lâm tặc xẻ núi mở đường xâm hại rừng nguyên sinh ở Huế
Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế khẳng định sẽ xử lý nghiêm sai phạm liên quan đến đến việc rừng nguyên sinh ở ... |
Thêm một khu rừng gỗ quý bị "lâm tặc" đốn hạ ở Quảng Bình
Một khu rừng chứa nhiều gỗ quý như lim, gõ,…bị "lâm tặc" đốn hạ trái phép lấy đi một lượng lớn gỗ rừng nguyên sinh. |