Trường tư quyết “ôm” phí giữ chỗ: Viện cớ khó khăn để trút gánh nặng lên đầu phụ huynh

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho phụ huynh, nhưng nhiều trường tư vẫn “phớt lờ”, bất chấp.

truong tu quyet om phi giu cho vien co kho khan de trut ganh nang len dau phu huynh

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho phụ huynh, nhưng nhiều trường tư vẫn “phớt lờ”, bất chấp.

Chuyện phụ huynh vật vã đòi lại tiền trường và “phí giữ chỗ” tại các trường tư thục, dân lập đang nóng trên các diễn đàn. Trường Lương Thế Vinh yêu cầu phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 phải kèm theo các khoản tiền học phí, đồng phục, tiền xây dựng trường... lên tới hơn 6 triệu đồng và tuyên bố không trả lại nếu rút hồ sơ.

Dù Sở GDĐT Hà Nội có công văn yêu cầu trường này trả lại tiền cho phụ huynh, trường vẫn không trả.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh - cho biết, việc quy định thu các khoản phí đầu năm đã được công khai, đây là thỏa thuận dân sự, phụ huynh đã đồng ý rồi thì phải chấp nhận.

Tương tự, thu đến 10 triệu đồng “phí giữ chỗ” của phụ huynh và không trả lại nếu họ rút hồ sơ, đại diện Trường Nguyễn Siêu cho rằng, Sở GD-ĐT không có quy định cấm thì trường cứ thu (?). Một số trường tư còn cho rằng họ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Việc phụ huynh liên tục rút - nộp hồ sơ làm họ mệt mỏi, nếu không tuyển sinh đủ thì thu không đủ bù chi...

Mặt khác, do điểm chuẩn thay đổi liên tục, phổ điểm không được công bố nên các trường bị động. Đúng là so với các trường công lập, trường tư gặp rất nhiều khó khăn. Họ phải lo tất cả mọi thứ từ đất đai, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên...

Trong khâu tuyển sinh, hầu hết các trường tư đều bị động và họ là lựa chọn cuối cùng của phụ huynh sau khi rớt đài trường công. Tuy nhiên, trường tư lại được tự chủ về kinh phí hoạt động. Trường có quyền xây dựng mức học phí để đảm bảo cân đối thu chi và có lợi nhuận.

Do đó, các trường không thể dựa vào những bất cập trong khâu tuyển sinh để tạo cớ đặt ra các khoản thu trái pháp luật. Việc rút, nộp hồ sơ, thay đổi nguyện vọng là quyền của phụ huynh. Họ muốn có lựa chọn tốt nhất cho con, phù hợp với điều kiện gia đình.

Về khâu xử lý hồ sơ, các trường có thể thu lệ phí tuyển sinh để cân đối. Nếu áp dụng công nghệ tuyển sinh trực tuyến, thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Các trường cho rằng đây là sự “thỏa thuận” với phụ huynh là một cách đánh tráo khái niệm.

Theo Từ điển tiếng Việt, “thỏa thuận” nghĩa là: “Đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc". Nghĩa là hai bên ngồi lại với nhau, cùng trao đổi đi tới thống nhất, trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích.

Còn trong trường hợp này, các trường đã lợi dụng tình thế khó khăn của phụ huynh, đơn phương áp đặt “phí giữ chỗ” lên tới hàng chục triệu đồng.

Không thể lấy lý do khó khăn để trút gánh nặng lên đầu, lên cổ phụ huynh, còn mình thì ngồi không hưởng lợi.

truong tu quyet om phi giu cho vien co kho khan de trut ganh nang len dau phu huynh Vật vã đòi lại “phí giữ chỗ” vào lớp 10: Pháp luật sơ hở hay cơ quan quản lý bất lực?

Với khoảng 32 nghìn học sinh lứa tuổi Dê vàng (2003) ở Hà Nội không được vào trường công lập, cuộc đua vào các trường ...

truong tu quyet om phi giu cho vien co kho khan de trut ganh nang len dau phu huynh Trường dân lập thu phí giữ chỗ: "Chơi không đẹp" và phản cảm

32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng ...

/ https://laodong.vn