Trong cuộc Xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969, phía Trung Quốc đã lấy trộm thành công chiếc xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô khiến Moscow "phát điên".
Trong cuộc Xung đột biên giới Trung-Xô vào năm 1969, phía Trung Quốc đã lấy trộm thành công một xe tăng hiện đại bậc nhất của Liên Xô lúc đó, điền này khiến Moscow "phát điên". Thậm chí, phía Trung Quốc còn vô tư "nhái" lại chiếc xe tăng này bất chấp nỗ lực phá hoại của phía Liên Xô. Nguồn ảnh: History.
Cụ thể, vào năm 1969, xung đột về tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô ở khu vực Damansky, vùng Viễn Đông thuộc Liên Xô đã lên tới đỉnh điểm dù đây vẫn chỉ là một cuộc xung đột "lạnh". Nguồn ảnh: History.
Mặc dù hai bên huy động quân số tổng cộng lên tới triệu rưỡi quân với 814.000 quân Trung Quốc đối đầu với 658.000 lính Liên Xô nhưng cuộc xung đột chỉ dừng lại ở mức cầm gậy gộc đánh nhau. Ảnh: Lính Liên Xô tiến vào biên giới với vũ khí chính là gậy. Nguồn ảnh: History.
Lính Trung Quốc (bên phải, đội mũ rộng tai) và lính Liên Xô (bên trái, kéo cao cổ áo) đang "va chạm" với nhau ở khu vực biên giới tranh chấp. Nguồn ảnh: History.
Trước bối cảnh đó, phía Liên Xô muốn tạo lợi thế về mặt chiến thuật cho mình bằng cách mang tới khu vực tranh chấp một chiếc xe tăng hiện đại nhất của họ thời bấy giờ, chiếc T-62. Vào thời điểm này, T-62 vẫn là thứ vũ khí rất kín tiếng của Liên Xô. Nguồn ảnh: History.
Tuy nhiên, chiếc xe tăng này đã bị súng chống tăng loại Type-56 (phiên bản nhái RPG-2 của Trung Quốc) bắn cháy ngay trên dòng sông Ussuri lúc này đang đóng băng rất dày do mùa đông lạnh giá. Cú bắn làm lái xe thiệt mạng ngay lập tức, những thành viên còn lại của kíp lái bỏ chạy về phía Liên Xô. Nguồn ảnh: History.
Cần phải nói thêm, trước khi chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô bị bắn hạ, xung đột giữa hai bên chỉ dừng lại ở mức độ cầm gậy gộc đánh nhau chứ chưa bao giờ có tiếng súng nổ. Chính điều này đã khiến phía Liên Xô bất ngờ và mất thế trận. Tuy nhiên, ngay sau đó họ đã hiểu được ý đồ của Trung Quốc và đáp trả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Liên Xô đã nổ súng bắn hạ bất cứ người lính Trung Quốc nào cố tiếp cận để kéo chiếc xe tăng này ra khỏi dòng sông băng. Cuối cùng, người Liên Xô quyết định dùng pháo bắn vỡ mặt băng để nhấn chìm vĩnh viễn thứ vũ khí bí mật này. Nguồn ảnh: Harvey.
Không nản lòng, phía Trung Quốc đã cử rất nhiều thợ lặn xuống dưới dòng sông lạnh âm hàng chục độ C để cắt rời từng bộ phận của chiếc T-62 ra và kéo lên bờ trước sự ngỡ ngàng của Moscow. Tới cuối tháng 9.1969, Trung Quốc chính thức thu hồi được toàn bộ chiếc xe tăng của Liên Xô từ dưới lòng sông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi có được bản mẫu trong tay, Trung Quốc bắt đầu mổ xẻ và nhái lại chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô. Phía Liên Xô đã cố nỗ lực cử điệp viên xách bọc phá tới gần nhà máy nơi Trung Quốc đang cất giữ chiếc T-62 của mình với hy vọng "thổi tung" cả nhà máy của Trung Quốc lẫn chiếc xe tăng nhưng gián điệp này đã bị Trung Quốc bắt và xử tử. Nguồn ảnh: ARMY.
Cuối cùng, mặc những áp lực từ phía Moscow, phía Trung Quốc vẫn chế tạo ra chiếc xe tăng Type 69 dựa trên chiếc T-62 của Liên Xô. Vụ việc đã gián tiếp khiến căng thẳng biên giới Xô-Trung lên cao đỉnh điểm và phải mãi tới năm 2003 vừa rồi hai nước mới giải quyết xong các vấn đề tranh chấp biên giới của mình. Nguồn ảnh: WOT.
Còn Type 69 nhanh chóng trở thành một trong những dòng xe tăng chủ lực của Quân đội Trung Quốc suốt nhiều thập niên, thậm chí họ còn xuất khẩu nó ra bên ngoài. Trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới Type 69 còn nổi tiếng hơn cả T-62.
Nhìn lại hình ảnh 2 chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
Hai chiếc xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm 1975 giờ đều là bảo vật Quốc gia. |
Mẫu xe tăng được ví như huyền thoại AK-47 của Liên Xô
Quá trình vận hành và bảo dưỡng đơn giản, cùng số lượng xuất xưởng lớn khiến xe tăng T-54/55 trở nên phổ biến khắp thế ... |