Trung Quốc: Kỷ nguyên của siêu đập như Tam Hiệp sắp kết thúc?

Kỷ nguyên xây các siêu đập ở Trung Quốc như đập Tam Hiệp có thể sắp kết thúc, và nước này đang chuyển hướng sang các dự án thủy điện nhỏ hơn, đồng thời tăng cường điện mặt trời và điện gió.

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc

Đập Tam Hiệp. Ảnh: Wikimedia Commons

Những siêu đập cuối cùng

Tập đoàn đập Tam Hiệp tuần trước đã khánh thành tổ hợp phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện khổng lồ Ô Đông Đức (Wudongde). Nhà máy thủy điện trên sông Kim Sa - đoạn thượng du của sông Dương Tử - là một trong những dự án thủy điện lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của vành đai kinh tế sông Dương Tử.

Cách đó khoảng 170km, xuôi dòng sông Kim Sa là đập Bạch Hạc Than (Baihetan) - đập thủy điện khổng lồ dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021. Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt lên tới là 10,2 triệu kilowatt, với công suất phát điện ước tính hàng năm là 38,91 tỉ kilowatt giờ, Tân Hoa Xã cho hay.

Khi hoạt động hết công suất, dự kiến vào tháng 7.2021, 2 nhà máy thủy điện khổng lồ này sẽ sản xuất nhiều điện hơn mọi nhà máy điện ở Philippines cộng lại. Chúng là hai siêu đập cuối cùng trong kỷ nguyên bùng nổ xây dựng của Trung Quốc đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Kỷ nguyên này cũng làm dấy lên tranh cãi ngày càng gay gắt về sự đánh đổi giữa lợi ích của năng lượng tái tạo, phòng chống lũ lụt với cái giá phải trả về xã hội và môi trường.

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 29.6.2020. Nguồn: CGTN

Chuyển hướng thủy điện nhỏ và tích năng

Ngành công nghiệp thủy điện Trung Quốc đang chuyển hướng sang các dự án nhỏ hơn và tích năng (thủy điện tích năng nhờ bơm - pumped storage). Các nguồn năng lượng tái tạo cũng đang là đối thủ đáng gờm của năng lượng truyền thống. Bloomberg dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, những điều này có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên siêu đập ở Trung Quốc.

Các kỹ sư đã cạn kiệt những địa điểm thuận lợi nhất để cung cấp năng lượng cho các tua-bin khổng lồ, trong khi đó chi phí của các nguồn năng lượng đối thủ như điện mặt trời ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc không đáng di chuyển đến các địa điểm khó khăn hơn để xây thủy điện.

"Phát triển năng lượng tái tạo và điện than rất rẻ, vậy tại sao lại phải bơm một khoản tiền khổng lồ để phát triển thủy điện tại địa điểm sâu 2.000 km ở cao nguyên Tây Tạng. Tương lai của thủy điện sẽ là thủy điện tích năng và ngày càng nhỏ hơn" - Frank Yu, một nhà phân tích tại công ty hóa chất Wood Mackenzie Ltd, nói.

Kỷ nguyên xây dựng đập của Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950 và đã đạt đến đỉnh cao trong 2 thập kỷ qua. Sau khi Bạch Hạc Than hoạt động hết công suất vào cuối năm 2022, Trung Quốc sẽ hoàn thành 5 trong số 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong 10 năm.

Năm 2017, các đập thủy điện của Trung Quốc tạo ra nhiều điện hơn so với tổng số điện của riêng mỗi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Mỹ và Ấn Độ.

Cuối những năm 1990, ngành công nghiệp xây dựng đập của Trung Quốc bắt đầu nổi tiếng. Ông Samuel Law, nhà phân tích của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế cho biết, kể từ thời điểm đó, quốc gia này đã tăng gấp 4 lần công suất lắp đặt và chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng thủy điện toàn cầu.

Thời kỳ xây dựng siêu đập hiện đại bắt đầu một cách nghiêm túc với dự án dài hạn để chặn sông Dương Tử bằng đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Dự án đã gây tranh cãi bất thường ở Trung Quốc. Những người đề xuất dự án đưa ra lợi ích về năng lượng sạch, cải thiện giao thông đường thủy và cơ hội để chế ngự một trong những con sông dễ bị lũ lụt nhất Trung Quốc.

Trong khi đó, những người phản đối tập trung phản biện rằng hàng triệu người sẽ bị buộc phải tái định cư, cùng với việc mất các địa điểm văn hóa và khảo cổ.

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc
Đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức ở thượng nguồn sông Dương Tử được đưa vào hoạt động hôm 29.6. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hết kỷ nguyên siêu đập

Sau Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than, không có con đập nào có công suất lớn hơn 10 gigawatt đang được xây dựng hoặc đang lên kế hoạch ở Trung Quốc - theo Pavan Vyakaranam, nhà phân tích điện cao cấp tại công ty phân tích dữ liệu GlobalData của Anh. Ông cho rằng, dù Trung Quốc có hệ thống thủy điện lớn, nhưng nước này gần như đã cạn kiệt các vị trí tiềm năng cho những siêu đập mới.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có nhiều không gian cho các đập thủy điện nhỏ hơn, với công suất từ 1 đến 3 gigawatt. Các dự án thủy điện tích năng bằng bơm có thể giúp lưu trữ năng lượng tái tạo không liên tục khi cần.

Các vị trí xây dựng siêu đập khổng lồ vẫn còn nhưng chúng rất khó tiếp cận. Nổi bật nhất sẽ là đập Motuo trên sông Yarlung Tsangpo - con sông dài nhất trong khu tự trị Tây Tạng - có công suất tới 38 gigawatt, gần gấp đôi đập Tam Hiệp. Chính phủ Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu tính khả thi của dự án, song nhiều chuyên gia cho rằng tính khả thi của dự án này không cao.

Khi không phát triển được ở trong nước, ngành công nghiệp xây đập của Trung Quốc đang mở rộng ra nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston cho biết, các ngân hàng phát triển lớn của Trung Quốc đã tài trợ cho các dự án thủy điện trên toàn cầu gần 44 tỉ USD kể từ năm 2000.

Các công ty thủy điện của Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia khác ở Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.

Ngọc Vân

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc Trung Quốc hé lộ cách vận hành đập Tam Hiệp

Tâm Hoa xã vừa công chiếu các hình ảnh hé lộ cách Trung Quốc vận hành Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới ...

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc Chuyên gia lý giải đập Tam Hiệp xả lũ và sự ảnh hưởng đến Việt Nam

Mưa lũ ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp tuy không ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng đã phản ánh thực trạng xu thế thời ...

trung quoc ky nguyen cua sieu dap nhu tam hiep sap ket thuc TQ bác tin đập Tam Hiệp xả lũ khiến Phượng Hoàng cổ trấn ngập lụt

Theo trang Sina, thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.

/ laodong.vn