Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói Bắc Kinh không bao giờ yêu cầu các công ty làm gián điệp bất chấp các cáo buộc từ Mỹ.
Cựu lãnh đạo cơ quan năng lượng TQ bị cáo buộc sống sa đọa
Ông Nur Bekri, một trong những quan chức cấp cao nhất người Duy Ngô Nhĩ trong đảng Cộng sản Trung Quốc bị cáo buộc lợi ... |
Trường Trung Quốc cấm học sinh nắm tay nhau
Cấm đi dạo hai người, cấm ngồi ăn chung... một trường trung học ở Hà Nam muốn ngăn chặn học sinh tán tỉnh nhau. |
Trong buổi họp báo thường niên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề đối nội, đối ngoại của Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có buộc các công ty hoạt động gián điệp hay không, Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ra quyết định cao nhất ở nước này, đã phủ nhận:
"Tôi phải nói rõ là điều này trái với luật pháp Trung Quốc. Đó không phải là cách Trung Quốc cư xử. Chúng tôi không làm vậy và sẽ không bao giờ làm như vậy trong tương lai" - ông Lý Khắc Cường cam kết.
Đây là phát biểu cấp cao nhất từ chính phủ Trung Quốc và chính thức nhất về những cáo buộc mà Mỹ đưa ra trong thời gian gần đây liên quan đến vấn đề của tập đoàn Huawei.
Kể từ khi Canada bắt giữ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn điện tử viễn thông lớn nhất Trung Quốc, Washington liên tiếp đưa ra các cáo buộc về việc Huawei là một tập đoàn gián điệp, được chính phủ Bắc Kinh hậu thuẫn. Đồng thời, Mỹ cũng trực tiếp cáo buộc các dự án cơ sở hạ tầng cho mạng 5G mà châu Âu hợp tác với Huawei là cơ sở để Bắc Kinh đánh cắp thông tin của các quốc gia này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo thường niên
Chưa dừng ở đó, Washington sử dụng ảnh hưởng của mình để không ngừng tạo sức ép lên EU và các nước thành viên để yêu cầu họ chấm dứt các thỏa thuận hợp tác với Huawei. Kết quả, đã có nhiều quốc gia của châu Âu như Anh, Ba Lan, Latvia, Na Uy,... chấm dứt các hợp đồng với Huawei.
Việc chính phủ Bắc Kinh chính thức ra thông báo cam kết không hậu thuẫn các doanh nghiệp làm gián điệp đã thể hiện nhiều vấn đề.
Bắc Kinh đã tuyên bố với Washington rằng Trung Quốc không có các chính sách như họ cáo buộc. Và các động tác của Mỹ chỉ đơn thuần nhằm vào việc gây thêm sức ép cho Trung Quốc, nhằm chiếm được lợi thế trong các cuộc đàm phán liên quan đến cuộc chiến thương mại.
Tiếp đến, dù ông Lý Khắc Cường không trực tiếp nhắc đến công ty Huawei, nhưng những người quan sát có thể thấy rằng Trung Quốc đang muốn khẳng định họ không phải thế lực chống lưng cho Huawei như những gì Mỹ đã nói.
Và một khi cam kết các doanh nghiệp của Trung Quốc không phải gián điệp, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh lên tiếng trấn an các đối tác của mình. Đây cũng là động tác xúc tiến thương mại rất kịp thời.
Vừa qua, EU cũng thông qua một biên bản cho phép họ thống nhất được các biện pháp ứng xử với đối tác Trung Quốc mà trong đó. Đặc biệt trong vấn đề an ninh mạng, EU khẳng định sẽ cung cấp quyền tự quyết lựa chọn nhà đầu tư cho các quốc gia thành viên với điều kiện phải chứng minh được đối tác của họ không mang lại các nguy cơ về an ninh mạng.
Song song với các chứng minh thực tế, việc Trung Quốc lên tiếng cam kết bảo hành như vậy đã góp phần xoa dịu và làm gia tăng uy tín đáng kể cho Huawei.