Trục xuất lao động không phép ở Nha Trang

Trong 3 tháng đầu năm 2018, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phát hiện 185 người Trung Quốc lao động không có giấy phép

Trước tình trạng người Trung Quốc (TQ) lách luật "bám" Nha Trang mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã mạnh tay chấn chỉnh.

Kiểm tra phải báo trước

Từ đầu năm 2018 đến ngày 22-3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 4 doanh nghiệp trên địa bàn đã phát hiện 185 người TQ làm việc tại đây. Những người này làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mỹ nghệ, đá quý, tơ lụa… cho khách hàng từ các tour du lịch nhưng không có giấy phép lao động theo quy định. Sở LĐ-TB-XH đã lập biên bản, củng cố hồ sơ và gửi văn bản đến Công an tỉnh Khánh Hòa để trục xuất theo quy định.

Trong năm 2017, sở này cùng với các đơn vị liên quan cũng thanh tra đột xuất 2 doanh nghiệp sử dụng lao động người TQ nhưng không có giấy phép lao động. Đoàn đã lập biên bản vi phạm, xử phạt hành chính 180 triệu đồng đối với các doanh nghiệp, đình chỉ hoạt động 3 tháng và đề nghị Công an tỉnh trục xuất 7 người.

Ông Nguyễn Văn Danh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, cho rằng với việc du lịch phát triển như hiện nay, rất nhiều người nước ngoài có hộ chiếu du lịch ký hiệu LD, thăm thân nhân (TT), phóng viên (PV2)… đang tạm trú tại địa phương nghi vấn làm việc "chui" cho các đại lý du lịch. Họ phát tờ rơi, điều hành xe tour, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng, phục vụ tại nhà hàng, khách sạn. Sở LĐ-TB-XH thì không thể xử lý được mà phải là cơ quan công an, chính quyền địa phương. "Theo quy định, sở muốn kiểm tra thì phải có kế hoạch và báo trước cho doanh nghiệp 3 ngày. Nếu có lao động "chui" thì họ trốn hết chứ còn đâu nữa" - ông Danh nêu.

Theo Sở LĐ-TB-XH, đến ngày 23-3, toàn tỉnh có 926 lao động nước ngoài có giấy phép đang làm việc tại các doanh nghiệp gồm: 250 người Nga, 193 người Hàn Quốc, 84 người Ukraine, 56 người Trung Quốc, 33 người Thổ Nhĩ Kỳ, 22 người Philippines, 342 người của các quốc gia khác.

truc xuat lao dong khong phep o nha trang Ì ạch xử lý dự án lấn vịnh Nha Trang

Các dự án lấn biển, ảnh hưởng cảnh quan vịnh Nha Trang vi phạm nhiều nhưng việc xử lý còn chậm, chưa dứt điểm

truc xuat lao dong khong phep o nha trang Vinpearl khai trương khách sạn nội đô đầu tiên tại Nha Trang

(VTC News) - Ngày 26/3/2018, Vinpearl Discovery Nha Trang Empire Condotel- Khách sạn nội đô đầu tiên tại khu vực Nam Trung Bộ của thương ...

truc xuat lao dong khong phep o nha trang

Khách Trung Quốc đến Nha Trang mua sắm

Chỉ bán cho khách Trung Quốc

Ngày 29-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm hiểu một loạt cửa hàng chuyên bán chăn ra, gối nệm cao su, trầm hương ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang. Đoàn khách TQ vừa bước xuống thì nhân viên ra tiếp đón và phát cho mỗi người một tấm thẻ. Khi chúng tôi đề nghị vào bên trong thì nhân viên tỏ ra rất dè dặt, phải gọi điện hỏi chủ cửa hàng thì mới đồng ý cho vào nhưng với điều kiện không được quay phim, chụp ảnh.

Tại cửa hàng S.D, gối nệm cao su được nhập khẩu từ TQ qua công ty có địa chỉ 42 Cao Thắng (phường Phước Long, TP Nha Trang) nhưng không thấy niêm yết giá. Còn tại cửa hàng K.B, qua quan sát giá các sản phẩm trầm hương, ngọc trai muôn hình vạn trạng từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng/sản phẩm. Nhân viên ở đây rất đông, toàn trao đổi bằng tiếng TQ.

Một lái xe cho các tour này cho biết mỗi lần đi đến cửa hàng thì phải để khách ở đây khoảng 1-2 giờ. Khách nào không mua hàng thì ra ngoài uống nước. Giá hàng hóa cao gấp chục lần thị trường, khi mua bao luôn phí vận chuyển. "Nói là bao phí nhưng thực ra là lấy hàng ở bên TQ rồi gửi đến địa chỉ khách hàng cũng ở TQ. Vậy mới giảm doanh số bán hàng, trốn được thuế chứ" - người này quả quyết.

Theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Khánh Hòa, tại TP Nha Trang hiện có khoảng 46 cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch, nhất là khách TQ. Trong đó, 21 cơ sở kinh doanh các sản phẩm từ gỗ (vòng đeo tay, đeo cổ, nhang trầm), đồ thủ công mỹ nghệ; 5 cơ sở kinh doanh trang sức bằng kim loại, ngọc trai; 8 cơ sở kinh doanh gối, nệm cao su; 4 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thực phẩm bao gói; 11 cơ sở dịch vụ ăn uống, quần áo, vải, tắm bùn. Từ năm 2016 đến nay, Chi cục QLTT kiểm tra gần 200 lượt cơ sở và phát hiện 68 lượt vi phạm về không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc...

Thất thu thuế

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa, việc khách TQ quẹt thẻ bằng POS (các máy chấp nhận thanh toán thẻ) của ngân hàng TQ thì sẽ gây thất thu thuế. Bởi vì, khi khách sử dụng quẹt thẻ thì dòng tiền sẽ được chuyển về tài khoản ở ngân hàng TQ, do đó không thể hiện lên doanh số bán hàng. Để kiểm soát vấn đề này, cần tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là quản lý mạng.

Bài và ảnh: KỲ NAM

/ https://nld.com.vn