- Kỳ vọng đột phá từ đường sắt tốc độ cao
- Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tìm phương án khả thi nhất
Năm 2024, Ban QLDA Đường sắt tập trung đối với 7 dự án đường sắt trọng điểm quốc gia, trong đó, đặc biệt là dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, với mục tiêu giải trình, hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội vào cuối năm 2024.
Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự kiến trong tháng 1/204 sẽ tổ chức khởi công gói thầu đầu tiên của dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM, với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc và trong nước.
Cùng đó, hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công dự án cầu đường sắt Cẩm Lý vị trí tại Km24+134 tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, có tổng tư khoảng 799,55 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương.
Về công tác chuẩn bị đầu tư, năm 2024, Ban QLDA Đường sắt tập trung đối với 7 dự án đường sắt trọng điểm quốc gia, trong đó, đặc biệt là dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, với mục tiêu giải trình, hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội vào cuối năm 2024.
Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu cuối kỳ dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Dự án này đến nay đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết, với chiều dài khoảng 380 km, đường đôi tiêu chuẩn 1.435 mm, vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD.
Sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vào cuối năm 2024 |
Ban QLDA Đường sắt cũng sẽ hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi để trình Bộ GTVT xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định chủ trương đầu tư 5 dự án đường sắt khác, gồm: Dự án TP. HCM – Cần Thơ, Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Ngọc Hồi – Lạc Đạo, Yên Viên – Lào Cai.
Theo một số kết quả nghiên cứu và đề xuất ban đầu của tư vấn, dự án tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ có chiều dài khoảng 174 km, chạy qua 6 tỉnh/thành phố (Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ), đường ray theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ tối đa 200 km/h, kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa, trên tuyến có 13 ga. Ước tính dự án có tổng mức đầu tư 7 tỷ USD.
Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành thuộc danh mục dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư, được nghiên cứu thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị liên vùng. Tuyến đường sắt mới này được quy hoạch dài hơn 37 km, khổ 1.435 mm, kết nối sân bay Long Thành (Đồng Nai) và Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Thủ Thiêm.
Còn dự án tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu được đề xuất với chiều dài khoảng 128 km, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 6,2 tỷ USD.
Tại phía Bắc, dự án tuyến đường sắt Ngọc Hồi – Lạc Đạo thuộc tuyến vành đai phía Đông TP. Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng, là một trong số 9 tuyến đường sắt được quy hoạch mới. Tuyến đường sắt mới này được nghiên cứu, đề xuất xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km, được đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.
Đối với dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân, công trình được khởi công vào năm 2005, tuy nhiên, giai đoạn năm 2008 - 2011 do gặp khó khăn vốn nên phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Trước đó, dự án này được thiết kế với chiều dài 131 km (43 km xây dựng mới và 88 km cải tạo, nâng cấp), với tổng mức đầu tư 7.665 tỷ đồng, chia thành 4 tiểu dự án vận hành độc lập.
Dự án hoàn thành đưa vào khai thác tiểu dự án 1 đoạn Hạ Long - Cái Lân, 3 tiểu dự án còn lại mới triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công nền đường và một số hạng mục trên tuyến.