Tranh luận “Chí Phèo” không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới

Trên một diễn đàn văn học đã có cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh chủ đề: “Tại sao Chí Phèo không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới?”.

tranh luan chi pheo khong la tac pham bat buoc cua chuong trinh moi

"Chí Phèo" sẽ được đưa vào danh mục tác phẩm gợi ý trong chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Thông tin về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn THPT ngay sau khi được công bố đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Theo đó, môn Ngữ văn THPT sẽ chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc, gồm có: “Bài thơ Thần”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Truyện Kiều”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và “Tuyên ngôn độc lập”.

Ngay sau thông tin này, xuất hiện nhiều ý kiến bình luận trao đổi trên các diễn đàn về văn học. Trong đó, không ít người thắc mắc, tại sao lại không có tác phẩm nào của nhà văn Nam Cao - đặc biệt là truyện ngắn "Chí Phèo" - trong danh sách các tác phẩm bắt buộc của chương trình mới.

Bạn đọc Huệ Tâm bày tỏ tiếc nuối: “Mình chỉ biết Chí Phèo lay động tâm hồn cả những người không thích học văn. Không ai từng đi học mà không biết đến Chí Phèo cả. Còn với những người học văn, Chí Phèo là một sự ám ảnh”.

Người có tài khoản Minh Thư bày tỏ lo lắng, trong chương trường hợp tác giả viết sách giáo khoa và giáo viên không lựa chọn Chí Phèo để dạy trên lớp, thì học sinh những thế hệ sau sẽ lỡ mất cơ hội được học một tác phẩm kinh điển của dòng văn học hiện thực phê phán.

“Đây là tác phẩm duy nhất trong năm mà tôi đàng hoàng lắng nghe cô giảng và đọc đi đọc lại, làm văn về mọi khía cạnh của bài văn này. Không phải chỉ vì nó hay, mà là vì nó rất thật, từng câu chữ, lối hành văn khiến con người ta day dứt và tiếc thương thay cho một nhân vật..." - Minh Thư chia sẻ

Về điều này, thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục ở Trường ĐH Newcastle (Australia), người từng gây tranh cãi khi có đề xuất "nên bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa" - vẫn giữ quan điểm: Ở góc độ giáo dục, truyện ngắn “Chí Phèo” có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của học sinh đang ở tuổi chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội. Bởi Chí Phèo suốt ngày chỉ biết uống rượu, rạch mặt ăn vạ, xin đểu, đốt quán, thậm chí cưỡng hiếp (với Thị Nở), giết người (Bá Kiến)..., vậy nên cần cân nhắc đưa tác phẩm này vào sách giáo khoa.

Xoay quanh những tranh cãi về chủ đề này, chia sẻ với Lao Động, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - khẳng định các thông tin: “Bỏ tác phẩm Chí Phèo”, “Chí Phèo không được đưa vào chương trình phổ thông” là không chính xác.

Thực tế, chương trình được xây dựng theo hướng mở, ngoài 6 tác phẩm văn học bắt buộc, giáo viên được lựa chọn tác phẩm để dạy, dựa trên danh mục tác phẩm gợi ý. "Chí Phèo" nằm trong danh mục gợi ý đó.

Việc đưa "Chí Phèo\' vào dạy trong nhà trường như thế nào, đưa đầy đủ hay cắt bỏ một vài đoạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách, chứ không có chuyện hoàn toàn bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình phổ thông.

tranh luan chi pheo khong la tac pham bat buoc cua chuong trinh moi “Chí Phèo” không phải là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới

Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay ...

tranh luan chi pheo khong la tac pham bat buoc cua chuong trinh moi Những đề xuất cải cách giáo dục gây tranh cãi năm 2017

Cải tiến tiếng Việt, bỏ biên chế giáo viên, loại "Chí Phèo" khỏi sách giáo khoa hay giải thể hội phụ huynh là loạt đề ...

/ Lao động