Tranh cãi về cách ngăn các ca tử vong vì sốc ma túy tại nhạc hội ở Australia

Một số người ủng hộ việc kiểm tra chất lượng ma túy để ngăn các ca tử vong nhưng những người khác cho rằng đây là hành vi dung túng. 

tranh cai ve cach ngan cac ca tu vong vi soc ma tuy tai nhac hoi o australia

Thanh niên gốc Việt tử vong tại lễ hội âm nhạc ở Australia. Video: news.com.au.

Chính quyền Australia thề sẽ đóng cửa lễ hội âm nhạc Defqon.1 ở Sydney sau khi hai người chết và 700 người nhập viện vì nghi ngờ sốc thuốc vào cuối tuần qua. Trong số nạn nhân thiệt mạng có thanh niên gốc Việt là Joseph Pham, 23 tuổi.

Tử vong vì sốc thuốc tại các lễ hội âm nhạc là vấn đề phổ biến trên khắp thế giới. Hồi tháng 5, hai người 18 và 20 tuổi đã chết vì sốc thuốc lắc ở lễ hội âm nhạc Mutiny tại Portsmouth, Anh. Hồi tháng 6, một thanh niên 25 tuổi thiệt mạng tại Montebello Rockfest ở Quebec, Canada. Tại Mỹ, một người chết và 23 người nhập viện tại nhạc hội Hard Summer hồi tháng 8.

Vấn đề này cũng không xa lạ tại Australia. Năm 2015, thanh niên 19 tuổi chết tại lễ hội âm nhạc Stereosonic ở Adelaide. Hồi năm ngoái, ở lễ hội Rainbow Serpent, một thanh niên 22 tuổi cũng chết vì ma túy. Kết quả khám nghiệm cho thấy anh này từng dùng thuốc lắc, ketamine, cocaine và nhiều chất khác vài giờ trước khi tử vong.

Sau mỗi sự kiện như vậy, chính quyền Australia đều dọa xóa bỏ các sự kiện âm nhạc với lý do văn hóa lễ hội đã dẫn đến việc sử dụng ma túy. "Đây là một sự kiện không an toàn. Tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo nó không bao giờ xảy ra nữa", Gladys Berejiklian, Thủ hiến New South Wales, phát biểu sau vụ Defqon.1.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng chính sách cứng rắn với các lễ hội âm nhạc sẽ chỉ dẫn đến việc sử dụng ma túy bí mật chứ không ngăn chặn được các ca tử vong. "Tôi không thể tưởng tượng được chính phủ nào lại đi cấm tất cả các sự kiện âm nhạc và hoạt động vui chơi giải trí về đêm", Steve Allsop thuộc Viện Nghiên cứu Thuốc Quốc gia tại Đại học Curtin, bình luận.

Họ cho rằng việc cấm đoán giới trẻ dùng chất kích thích là không khả thi còn việc cài cắm cảnh sát ngầm hay dùng chó nghiệp vụ đánh hơi có thể vi phạm quyền riêng tư và khiến những người mang ma túy hốt hoảng, cố sử dụng chúng thật nhanh để tẩu tán, dẫn đến sốc thuốc. Allsop đề nghị chính quyền tạo điều kiện an toàn cho việc sử dụng ma túy, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng.

Hồi tháng 4, một lễ hội ở Canberra đã cung cấp dịch vụ miễn phí cho những người tham dự, đánh dấu lần đầu tiên Australia triển khai hình thức này. Khán giả mang ma túy đến để các tình nguyện viên kiểm tra mức độ tinh khiết. Nếu ma túy bị pha tạp thì việc sử dụng nó sẽ chứa đựng rủi ro cao. Dựa vào kết quả, khán giả có thể quyết định nên dùng ma túy hay không.

"Biện pháp này sẽ hữu ích", Alex Wodak, chủ tịch của Tổ chức Cải cách Luật Thuốc Australia cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 18/9, đề cập đến hàng trăm người nhập viện vào cuối tuần qua.

Theo Viện Y tế và Phúc lợi Australia, gần một nửa người Australia từ 14 tuổi trở lên đã thử một loại ma túy bất hợp pháp ít nhất một lần. Khoảng 15% cho biết họ đã sử dụng ma túy trong 12 tháng qua.

"Thủ hiến muốn không khoan nhượng với ma túy", Wodak nói. "Nhưng tôi thì thấy việc quan trọng hơn cả là ngăn chặn cái chết của những người trẻ tuổi".

tranh cai ve cach ngan cac ca tu vong vi soc ma tuy tai nhac hoi o australia

Lễ hội âm nhạc Defqon.1 ở Sydney cuối tuần trước. Ảnh: Facebook.

Các nước khác

Kiểm tra ma túy đã xuất hiện ở một số nước châu Âu trong nhiều năm. Dịch vụ này nằm trong chính sách "giảm tác hại" đã được áp dụng ở Hà Lan kể từ những năm 1990. Xu hướng này cũng trở nên phổ biến hơn trong vài năm qua tại các lễ hội ở Mỹ. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người mang mẫu thuốc lắc đi kiểm tra sẽ không dùng nó nếu họ biết ma túy đã bị pha tạp.

Tại Anh, việc kiểm tra chất lượng ma túy đã được thực hiện trên cơ sở thử nghiệm từ năm 2016. Cùng năm đó, chính quyền đã thu hồi giấy phép của Fabric, một trong những câu lạc bộ đêm nổi tiếng nhất ở London sau khi hai thiếu niên chết vì sốc thuốc. Nhưng địa điểm này đã mở cửa trở lại 5 tháng sau đó nhờ vận động từ các nhà tài trợ, D.J. và người hâm mộ âm nhạc.

Tại Montebello Rockfest ở Canada, các nhóm phòng chống ma túy đã thiết lập lều tại lễ hội để giáo dục khán giả về sự nguy hiểm của các loại ma túy. Họ cũng phát nhiều bộ dụng cụ để kiểm tra chất lượng. Khoảng 1.500 người đã vào lều để được hỗ trợ.

"Mọi người nhận thức được sự nguy hiểm. Như thế là tốt. Nhưng đồng thời, việc có nhiều người đến chứng tỏ rất nhiều người sử dụng ma túy. Nhưng điều đó là bình thường trong một lễ hội như Rockfest", Yves Séguin, người đứng đầu một tổ chức tình nguyện, nhận xét. "Tốt hơn là chúng tôi làm các công tác giảm tác hại của ma túy hơn là cứ nói mãi một câu \'các bạn không được dùng, ma túy là bất hợp pháp".

Trong khi đó, Paul Dillon, giám đốc Nghiên cứu Ma túy và Rượu Quốc gia Australia chỉ trích biện pháp này, cho rằng nó khiến nhiều người hiểu lầm họ sẽ an toàn nếu dùng ma túy tinh khiết. Thực tế, chỉ riêng thuốc lắc đã có thể dẫn đến tử vong.

Dillon cho rằng cảnh báo của cảnh sát thường bị giới trẻ phớt lờ và coi là phóng đại. Theo ông, các cơ quan y tế và giáo dục cần tích cực tuyên truyền về tác hại của ma túy thay vì cảnh sát.

Theo Vice, hạt Los Angeles của bang California, Mỹ năm 2015 đã chứng kiến cái chết của hai cô gái tại lễ hội âm nhạc Hard Summer ở Pomona. Thay vì ra lệnh cấm các đại nhạc hội, họ đã ban bố một số quy định như đặt thùng rác vào lối vào cho những người tự nguyện vứt ma túy, yêu cầu ban tổ chức sự kiện phát cho khán giả tài liệu giáo dục về tác hại của rượu và ma túy.

Tại lễ hội âm nhạc Shambhala ở Canada, ban tổ chức cung cấp lều để khán giả vào nghỉ ngơi nếu họ quá "phê"; tình nguyện viên đi lại trong khu vực khán giả để hỗ trợ những người cần giúp đỡ. Họ cũng cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng ma túy.

Tuy nhiên, Berejiklian, Thủ hiến New South Wales, nhấn mạnh không có thứ gọi là "sử dụng ma túy an toàn". "Bất cứ ai ủng hộ việc kiểm tra chất lượng ma túy đều là vẽ đường cho hươu chạy. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được", bà nói.

tranh cai ve cach ngan cac ca tu vong vi soc ma tuy tai nhac hoi o australia Lãnh đạo Hà Nội thăm nạn nhân sốc ma tuý khiến dân mạng bức xúc, ĐBQH: "Dư luận đang đặt nặng vấn đề"

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc lãnh đạo Hà Nội thăm hỏi nạn nhân sốc ma tuý trong lễ hội âm ...

tranh cai ve cach ngan cac ca tu vong vi soc ma tuy tai nhac hoi o australia Phó Chủ tịch Hà Nội giải thích việc đi thăm bệnh nhân sốc ma tuý trong lễ hội nhạc điện tử

Trong chiều tối qua và sáng nay, trên mạng xã hội đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ...

/ https://vnexpress.net