TPHCM hiện có khoảng 20 cầu vượt bộ hành rải khắp các quận nội, ngoại thành để người dân qua đường, hạn chế tai nạn và ùn tắc. Tuy nhiên, chỉ một số cầu được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả, số còn lại rất ít người đi vì thói quen của người dân thích băng qua đường cho nhanh, gần.
Trước cổng BV Ung Bướu (Q.Bình Thạnh), mặc dù có cầu vượt bộ hành nhưng người dân vẫn đi bộ qua đường. Ảnh: M.Q
Vừa qua, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT TPHCM) đã đưa vào sử dụng cầu vượt bộ hành công viên Gia Định dài 37,1m với mức đầu tư 11,6 tỉ đồng phục vụ cho người dân đi lại an toàn. Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, ngoài cây cầu này còn hai cầu khác cũng sắp được xây dựng, sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông ở quận Gò Vấp.
Tuy nhiên, điều bất hợp lý là ngay chân cầu đi bộ lại có hệ thống tín hiệu đèn giao thông. Thế nên, thay vì cuốc bộ lên cầu vất vả, một bộ phận người đi bộ qua đường chọn cách đợi tới tín hiệu đèn đỏ, các phương tiện giao thông cơ giới dừng lại để qua đường, ở khu vực có vạch vôi kẻ dành cho người đi bộ.
Tương tự, cầu vượt Văn Thánh (Q.Bình Thạnh) thỉnh thoảng mới có một người đi vì nhu cầu người dân qua đường ở khu vực này rất ít, lại thiết kế ngay ngã tư, nơi người dân có thể đi bộ qua đường.
Trong khi đó, tại cầu vượt Từ Dũ (Q.1) với mái che, kính chắn kiên cố, dù mật độ giao thông qua tuyến đường này rất cao và nhu cầu qua lại giữa 2 cơ sở của bệnh viện luôn rất đông đúc, nhưng rất ít người sử dụng. Người dân và thậm chí cả các y, bác sĩ của bệnh viện đều băng ngang qua đường vừa nhanh, vừa đỡ mất công leo lên cầu vượt mà lại không tiện lợi.
Ở cầu vượt trên đường Nơ Trang Long, trước Bệnh viện Ung Bướu (Q.Bình Thạnh), người bán hàng rong, xe ôm, xích lô, taxi… thi nhau đậu bắt khách ngay dưới chân cầu, choán hết lối đi lên. Bệnh nhân và bác sĩ không còn cách nào khác là băng ngang qua đường.
Sở GTVT TPHCM cho biết hiện thành phố có khoảng 20 cầu vượt bộ hành rải khắp các quận nội, ngoại thành. Trong năm 2017, Sở đã triển khai xây thêm 6 cầu vượt bộ hành, mỗi công trình có kinh phí 4 - 11 tỉ đồng.
Các cầu vượt bộ hành này chủ yếu phục vụ cho việc qua đường của người dân tại các bệnh viện, một số ở khu vực xe cộ đông đúc, song do thói quen của người dân muốn cho nhanh, cho tiện nên không chịu sử dụng cầu.
Trong khi đó, theo thống kê của Ban An toàn giao thông TPHCM, mỗi năm có đến 100 người tử vong do đi bộ không đúng phần đường quy định.
Hủy hàng lậu là lãng phí!
Việc đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu công khai sẽ bảo đảm tính minh bạch, vừa thu được tiền về ngân sách vừa không ... |
Chống lãng phí, dễ như viết báo cáo còn chẳng làm!
Tại phiên họp của UBTVQH cho ý kiến báo cáo thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, Trưởng Ban ... |
Hà Nội: Cấm cán bộ tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao và mời không quá 300 khách
UBND Hà Nội yêu cầu cán bộ, công chức tổ chức đám cưới cho mình và người thân, mời không quá 300 người và không ... |