Tôn sư trọng đạo xưa và nay có quá nhiều đổi khác

Đằng sau sự thành công của mỗi người đều có sự đóng góp, nền tảng của những người thầy là kết quả của một nền giáo dục.

Mỗi nước trên thế giới đều chọn cho mình một ngày lễ khác nhau để tôn vinh người thầy. Thế giới có biết bao tượng đài nhà giáo được tôn vinh.

Trước khi có ngày hiến chương các nhà giáo, lịch sử giáo dục phong kiến Việt Nam biết đến với truyền thống tôn sư trọng đạo: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy và cũng chọn ngày mùng ba tháng giêng hàng năm là ngày “tết thầy”.

ton su trong dao xua va nay co qua nhieu doi khac

Tôn sư trọng đạo có nhiều đổi khác (Ảnh minh họa).

Với người xưa hai chữ “tết thầy” thể hiện đầy sự kính trọng coi thầy cô ngang với cha mẹ của mình. Học trò đến với thầy không phải bởi vật chất mà bởi sự tri ân. Người xưa quan niệm “nhân bất học bất tri lý” – không học thì không biết đến đạo lý ở đời.

Vì thế, nhờ ơn thầy mà trò mới nên người. Và dù người trò sau này có thành công có quyền cao chức trọng như thế nào vẫn phải tôn kính cúi đầu trước thầy mình.

Ngày nay xã hội đã thay đổi, mục đích của sự học đã khác thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng có nhiều đổi thay. Ngày xưa thầy dạy chữ và đạo lý thánh hiền để trò làm người mong có được cái “danh ở trong trời đất”. Ngày nay nhiều người coi trọng việc học để thành công, học để làm giàu hơn là học để làm người, vì thế họ quan niệm không cần học vẫn có thể thành công.

Người thầy đứng lớp phải mất 12 năm đèn sách, 4 năm miệt mài trong các trường sư phạm và cả đời bên trang giáo án nhưng đồng lương vẫn không bằng thu nhập một công nhân có trình độ phổ thông. Con người sống thực dụng hơn, khi tri thức bị xem nhẹ thì người thầy cũng ít được coi trọng như trước.

Trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi, giáo dục đang dần trở thành một thứ dịch vụ. Dịch vụ nghĩa là có cung có cầu, khách hàng ở đó mới là tối thượng. Người giáo viên phải đáp ứng mọi yêu cầu của phụ huynh và học sinh.

Nội dung bài giảng của thầy cô cũng phải thay đổi, đáp ứng với nhu cầu của người học. Nếu nhẹ nhàng tự do có thể kết quả học tập sa sút thầy cô bị đánh giá chất lượng, nếu thi hành kỷ luật với những nội quy khó tính thầy cô sẽ không được học sinh yêu quý. Bước ra khỏi lớp người giáo viên phải học cách ứng xử khéo léo với phụ huynh từng tin nhắn.

Là người chở đò đưa khách qua sông, thầy cô nào nghĩ đến việc người qua đò phải ghi nhớ biết ơn. Sự trưởng thành của mỗi học sinh đã là niềm vinh dự, động viên xứng đáng cho tâm huyết của người thầy. Chẳng có thầy cô nào mong muốn nhận được những món quà như một món tiền chi cho “dịch vụ” của phụ huynh mang lại.

Mỗi lần gặp gỡ thầy cô, phụ huynh lại gửi gắm thông điệp “trăm sự nhờ thầy” và khi trăm sự đó không thành thì lỗi ở người thầy.

Ngay cả lúc đó, người giáo viên vẫn hăng say và nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của mình.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

ton su trong dao xua va nay co qua nhieu doi khac Ngày 20.11, có nên tặng thầy cô phong bì?

Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều phụ huynh bây giờ tôn vinh thầy cô bằng tiền, bằng giá trị vật chất để mong đổi lấy ...

ton su trong dao xua va nay co qua nhieu doi khac Những người thầy đi qua đời tôi: Em nợ thầy một lời xin lỗi!

Tháng 11 – tháng của những kỷ niệm ngọt ngào về tình thầy trò lại về, và em một cô học trò bé nhỏ ngày ...

ton su trong dao xua va nay co qua nhieu doi khac Cảm ơn cô, người cảm hóa tâm hồn con bằng văn chương

Chặng đường con đi in dấu với văn chương, chữ nghĩa. Nhưng không gặp cô chắc con không thể có ngày hôm nay. Cảm ơn ...

http://www.nguoiduatin.vn/ton-su-trong-dao-xua-va-nay-co-qua-nhieu-doi-khac-a346326.html

/ Trịnh Quỳnh/nguoiduatin.vn