Theo đó, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án, Công ty Tuần Châu Hà Nội phải bồi thường chậm trả lãi cho Công ty DS của đạo diễn Việt Tú hơn 600 triệu đồng, đồng thời công nhận vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" là vở diễn phái sinh của "Ngày xưa".
Sáng 20.3, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên sơ thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại về việc tranh chấp “Quyền sở hữu trí tuệ” giữa nguyên đơn là Công ty Tuần Châu Hà Nội (TCHN) và bị đơn là Công ty DS do đạo diễn Việt Tú làm chủ.
Ngày 16.11.2015, Công ty Tuần Châu Hà Nội (TCHN) ký hợp đồng thuê Công ty DS tư vấn, thiết kế mỹ thuật, sáng tạo kịch bản, dàn dựng vở diễn thực cảnh “Ngày xưa” theo Hợp đồng nguyên tắc số 0111/2015/HĐNT/DS-TC. Nội dung hợp đồng đều liên quan tới luật sở hữu trí tuệ.
Hội đồng xét xử tuyên án, chấp nhận một phần yêu cầu của Tuần Châu Hà Nội, buộc Công ty DS phải chuyển giao quyền sở hữu kịch bản tác phẩm "Ngày xưa" cho công ty Tuần Châu Hà Nội.
Không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường chi phí của Công ty Tuần Châu Hà Nội về việc xây dựng thực cảnh vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" hay còn gọi là vở diễn "Ngày xưa" đối với Công ty DS.
Chấp nhận một phần yêu cầu của Công ty DS đối với Công ty TCHN. Xác định vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" là tác phẩm phái sinh của vở diễn thực cảnh "Ngày xưa". Công ty TCHN phải thanh toán số tiền lãi chậm thanh toán, tiền lãi phát sinh theo hợp đồng, tương ứng 10% doanh thu bán vé, tổng cộng số tiền là 660.467.200 đồng.
Không chấp nhận số tiền đòi bồi thường hơn 7.251.144.955.000 đồng của Công ty DS đối với Công ty TCHN.
Hội đồng xét xử nhận định, việc Công ty DS đăng ký quyền tác giả cho ông Việt Tú là hoàn toàn hợp lý, nhưng việc đăng ký quyền sở hữu kịch bản tác phẩm "Ngày xưa" là trái với hợp đồng 011 và Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, Công ty DS phải chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm kịch bản vở "Ngày xưa" cho Công ty Tuần Châu Hà Nội.
Theo luật sở hữu trí tuệ, ông Việt Tú là tác giả vở diễn "Ngày xưa" nên có những quyền như được đặt tên, đứng tên thật hoặc bút danh tác phẩm, công bố tác phẩm khi sử dụng. Được quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm mà không cho cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại, danh dự uy tín của tác giả.
Quyền tài sản của tác giả trong luật sở hữu trí tuệ là được phép làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn trước công chúng, sao chép, phân phối, nhập bản gốc tác phẩm, truyền bá tác phẩm bằng phương tiện vô tuyến…
Việc đạo diễn Việt Tú cung cấp cho báo chí là vi phạm hợp đồng được Công ty Tuần Châu Hà Nội nêu trong yêu cầu khởi kiện đã bị Hội đồng xét xử cho rằng không hợp lý bởi, việc cung cấp này hoàn toàn không liên quan tới hành vi công bố tác phẩm trong luật hợp đồng 001 mà hai bên đã ký kết.
Việc Công ty Tuần Châu Hà Nội yêu cầu Công ty DS bồi thường thiệt hại với số tiền hơn 6 tỷ chi phí xây dựng thực cảnh và chi phí luật sư theo Hội đồng xét xử là không hợp lý.
Việc Công ty Tuần Châu Hà Nội khởi kiện Công ty DS tự ý đi đăng ký quyền tác giả với vở diễn "Ngày xưa", theo Hội đồng xét xử, tại phiên sơ thẩm, Công ty DS đã có chứng cứ chứng minh hai lần đề nghị bên Tuần Châu Hà Nội đi đăng ký quyền quyền sở hữu tác phẩm nhưng bên Tuần Châu đã không có phản hồi. Như vậy bên Tuần Châu Hà Nội cũng có lỗi.
Xét về việc Công ty DS yêu cầu Công ty Tuần Châu Hà Nội thừa nhận vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" là vở diễn xây dựng trên nền tảng của vở diễn "Ngày xưa", Hội đồng xét xử thấy rằng, trên chứng cứ từ Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam thì vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" là vở diễn phái sinh từ vở diễn "Ngày xưa".
Tranh cãi về quyền sở hữu của đạo diễn Việt Tú với vở diễn \'Ngày xưa\'
TAND Hà Nội sau hơn 5 tiếng phân xử chưa đưa ra phán quyết trong vụ kiện bản quyền giữa Tuần Châu Hà Nội và ... |
Việt Tú và đơn vị tổ chức \'Tinh hoa Bắc Bộ\' sắp ra tòa
Phiên sơ thẩm vụ kiện quyền sở hữu trí tuệ giữa đạo diễn và công ty Tuần Châu Hà Nội sẽ diễn ra ngày 14/3 ... |
Việt Tú mong chờ vụ tranh chấp bản quyền “Tinh hoa Bắc Bộ” sẽ được xét xử công bằng, có hậu
Đạo diễn Việt Tú chia sẻ, Toá án Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án ... |