Tìm kiếm nạn nhân mất tích, chống tràn dầu và trục vớt sà lan bị chìm

Các đội cứu hộ đang lặn mò tìm kiếm thuyền viên mất tích sau vụ sà lan chìm trên sông Gò Gia. Các ban ngành liên quan đang chủ động thực hiện các biện pháp tránh tràn dầu, tràn rỉ mật đường gây ảnh ghưởng đến các hộ chăn nuôi thủy hải sản trên địa bàn huyện Cần Giờ…

Đến chiều 24/10, công tác tìm kiếm cứu hộ nạn nhân vụ sà lan bị chìm trên sông Gò Gia (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) vẫn đang được Đội cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH-Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đồn Biên phòng Thạnh An, Biên phòng TP Hồ Chí Minh, Trạm kiểm tra giám sát trên sông, Trạm Biên phòng Cửa khẩu cảng Cái Mép, Biên phòng Vũng Tàu…đang được tiến hành.

Đang triển khai tìm kiếm nạn nhân, lên phương án chống tràn dầu, trục vớt sà lan bị chìm -0

Các tổ lặn lên phương án tiếp cận chiếc sà lan bị chìm.

Đang triển khai tìm kiếm nạn nhân, lên phương án chống tràn dầu, trục vớt sà lan bị chìm -1

Khu vực sà lan bị chìm nước sâu 30-40m, chảy mạnh, có dòng xoáy gây khó khăn cho công tác tìm kiếm.

Đang triển khai tìm kiếm nạn nhân, lên phương án chống tràn dầu, trục vớt sà lan bị chìm -2

Sà lan gặp sự cố khi đang nhận 600 tấn rỉ mật đường từ tàu nước ngoài.

Các cơ quan chức năng, ngoài việc tiềm kiếm nạn nhân còn triển khai công tác chống tràn dầu ra khu vực để tránh ảnh hưởng đến những khu vực nuôi trồng thủy hải sản của bà con Cần Giờ và lên phương án trục vớt chiếc sà lan bị chìm. Đoạn sông Gò Gia nơi chiếc sà lan gặp sự cố có độ sâu 30-40m, là vùng nước chảy xiết, xoáy ngầm nên gây khó khăn trong công tác tìm kiếm nạn nhân và trục vớt phương tiện.

Theo thông tin vừa cập nhật, sự cố sà lan bị chìm trên xảy ra vào lúc 19h30’ ngày 23/10 tại phao BP1, sông Gò Gia, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ .Thời điểm này sà lan số hiệu SG 3069 thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải biển Hải Vân có trọng tải 800 tấn đang nhận rỉ mật đường (loại dùng để chế biến bột ngọt) từ tàu Navig8 Tourmaline, quốc tịch Marshall Islands.

Trên sà lan thời điểm trên có 5 người gồm ông Phạm Văn Chiều (SN 1970, quê Hải Phòng) làm thuyền trưởng, Nguyễn Văn Tánh (SN 1968, máy trưởng), Tăng Văn Phúc (SN 1988, thuyền viên), Hồ Văn Thất (SN 1974, thuyền viên) và Phùng Sơn Long (SN 1999, quê Nghệ An).

Đến 23h15’ cùng ngày, khi sà lan chất được khoảng 600 tấn rỉ mật đường, các thuyền viên trên sà lan phát hiện sà lan bị phá nước, đứt dây neo và tuột dần khỏi mạn thuyền chở hàng. Thuyền trưởng và 3 thuyền viên khác chạy ra ngoài nhảy xuống sông và bơi vào bờ, riêng anh Long nghi ngờ bị mắc kẹt trong cabin mất tích cùng chiếc sà lan. Ngoài 600 tấn rỉ mật đường trên sà lan còn có 2.000 lít dầu DO.

Ông Trương Tiến Triển - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, vị trí sà lan bị chìm là vùng nước sâu nên gây khó khăn cho công tác cứu nạn cứu hộ. Trước mắt các lực lượng phối hợp vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân. Để tránh sự cố tràn dầu và rỉ mật đường loang trên sông. UBND huyện Cần Giờ đã giao Phòng kinh tế phối hợp UBND xã Thạnh An thông tin kịp thời đến các hộ nuôi thủy sản tại sông Gò Gia và các khu vực lân cận trên địa bàn để có phương án lấy nước phù hợp phục vụ sản xuất trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

Chìm sà lan tại Cần Giờ, 1 người mất tích Chìm sà lan tại Cần Giờ, 1 người mất tích

Chiếc sà lan đang lấy hàng từ một chiếc tàu mang quốc tịch Ireland thì gặp sự cố chìm xuống sông Gò Gia (Cần Giờ). ...

/ cand.com.vn