CEO của Apple cho rằng mọi người không nên chỉ nhìn vào nơi sản phẩm cuối cùng được lắp ráp mà phán xét.
Trong buổi phỏng vấn với kênh MSNBC của Mỹ mới đây, phản ứng lại những lời chỉ trích gay gắt về mối quan hệ của công ty với Trung Quốc và các quốc gia khác, Tim Cook nói: "Chúng tôi đã làm những bộ phận của iPhone ở Mỹ. Trong một thế giới toàn cầu, việc sản xuất và lắp ráp cần được thực hiện ở nhiều nơi".
Lâu nay trên những chiếc iPhone, Apple luôn ghi rõ là "Designed by Apple in California. Assembled in China", nghĩa là công đoạn lắp ráp cuối cùng diễn ra ở Trung Quốc chứ không phải tất cả công đoạn sản xuất linh kiện đều từ nước này. Tuy nhiên, điều này không thay đổi được quan điểm của nhiều người dùng rằng những chiếc iPhone được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc.
Trong quá khứ, CEO này cũng không ít lần nói về việc các thành phần chính của iPhone được sản xuất tại Mỹ. Ví dụ, kính cường lực trên màn hình của iPhone và iPad do nhà sản xuất Corning ở Kentucky sản xuất. Mô-đun nhận diện khuôn mặt cho iPhone X đến từ Texas. Các con chip khác trên những thiết bị của Apple cũng được tạo ra ở Mỹ. Sau đó, các linh kiện này được vận chuyển ra nước ngoài, cùng với các thiết bị khác được lắp ráp bởi các nhà cung cấp như Foxconn và Pegatron ở Trung Quốc.
Ông cũng nói rằng "áp lực chính trị" không phải nguyên nhân thúc đẩy Apple gia tăng việc làm tại Mỹ, bởi vì đó là điều mà công ty muốn làm. Bởi Apple có thể "chỉ được tạo ra ở Mỹ" và "các doanh nghiệp không nên chỉ tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Họ nên xây dựng con người".
"Chúng tôi là những người yêu nước. Đây là đất nước của chúng tôi và chúng tôi muốn tạo ra càng nhiều công việc ở Mỹ càng tốt. Không cần bất kỳ áp lực chính trị nào để làm điều đó", ông chia sẻ.
Tháng 1/2007, Apple đã vạch ra kế hoạch 5 năm đóng góp 350 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ thông qua quá trình tạo việc làm, đầu tư vào sản xuất hiện tại cũng như đầu tư mới. Apple đã thành lập một quỹ sản xuất tiên tiến, làm các công việc như đầu tư 200 triệu USD vào Corning hay 390 triệu USD cho công ty Finisar.
Còn nói về chủ đề tạo ra việc làm và tự động hóa, Cook cho biết điều quan trọng là phải "thoải mái" với "quan niệm rằng giáo dục là cả đời". "Học tập liên tục là rất quan trọng, đó là lý do tại sao Apple đặt trọng tâm vào việc giảng dạy sinh viên ở mọi lứa tuổi", vị CEO này nói.
Hãng công nghệ của Mỹ vừa trình làng máy tính bảng thế hệ mới trong sự kiện diễn ra ngày 27/3. Sản phẩm được Apple gọi tên đơn giản là iPad và sở hữu mức giá khởi điểm thấp nhất từ trước đến nay, 299 USD (dành cho giáo dục) và 329 USD (người dùng nói chung).
Với mức giá thấp, mục tiêu mà mẫu máy tính bảng iPad mới nhắm đến là phân khúc dành cho giáo dục, như học sinh, sinh viên hay giáo viên. Sản phẩm này được Apple tung ra để cạnh tranh với máy tính Chromebook của Google. Vì thế, các ứng dụng văn phòng trên iOS cũng được Apple làm mới.
Vì sao tòa từ chối thụ lý vụ luật sư kiện Apple làm chậm iPhone? Đơn khởi kiện tập đoàn Apple (có công ty đại diện tại TP.HCM) của hai luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và Trần Mạnh Tùng được ... |
Camera trên Galaxy S9+ vượt iPhone X như nào Smartphone của Samsung vượt trội về độ chi tiết ảnh, khả năng tái tạo màu sắc, độ phơi sáng cũng như dải tương phản. |