Tiêu chí đánh giá chất lượng đối với giảng viên chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sẽ được thực hiện từ ngày 1/3/2018.
tiêu chí
Theo thông tư 10/2017/TT-BNV do bộ Nội vụ ban hành ngày 29/12/2017 về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; từ ngày 1/3/2018, tiêu chí đánh giá chất lượng đối với giảng viên chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sẽ được thực hiện.
Tiêu chí đánh giá giảng viên đào tạo cán bộ, công chức. (Ảnh minh họa)
Theo đó, sẽ áp dụng các tiêu chí sau để tiến hành đánh giá chất lượng đối với giảng viên chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Kiến thức, bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn;
Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp thông qua việc thực hiện các nội quy, quy định và thái độ ứng xử với học viên;
Trách nhiệm trong quá trình giảng dạy đơn cử như: hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng; biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy,...
Phương pháp giảng dạy thông qua cách truyền đạt nội dung các chuyên đề, mức độ liên hệ bài học với thực tiễn, sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy,...
Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên thông qua việc lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học, thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá,...
Thông tư này cũng đồng thời đề ra các tiêu chí, chỉ báo để đánh giá chất lượng học viên, chương trình, cơ sở vật chất, khóa bồi dưỡng, hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Tiêu chí bắt buộc với Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước hiện có 31 thành viên, tất cả đều phải có chức danh giáo sư. |
Đánh giá chuẩn hiệu trưởng: Nhiều giáo viên “nhắm mắt” cho điểm để tránh phiền phức
Bàn về 5 tiêu chuẩn và 21 tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, nhiều giáo viên thẳng thắn chia sẻ, vẫn còn mang tính tương ... |