Tiền lẻ găm đầy tượng Bà Chúa Kho: Thánh thần mà có quyền năng...

Ngày 1.3 (tức mùng 14 tháng Giêng), đến hẹn lại lên, hàng ngàn người dân hành hương đến đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, Bắc Ninh) dâng lễ để xin lộc,“vay vốn” bà Chúa Kho, mong cho cả năm được may mắn, làm ăn phát đạt.

tien le gam day tuong ba chua kho thanh than ma co quyen nang

Tiền lẻ rải đầy tượng Bà Chúa Kho. Ảnh: Cường Ngô

Ngoài dâng lễ vật và nghi lễ “vay tiền” Bà Chúa Kho để làm ăn, theo ghi nhận của PV Lao Động, nhiều năm lại đây còn có thêm nạn rải tiền lẻ kiểu như “hối lộ” thêm để Bà mau chứng giám lòng thành.

Từ khu vực Đệ nhất cung đền Bà Chúa Kho cho đến các khu vực thờ tượng Ban Hoàng Bơ, Ban Hoàng Đôi, đâu cũng ngập trong tiền lẻ từ bàn thờ đến sàn điện.

Tôi chưa bao giờ đến đền thờ bà Chúa Kho, nhưng tôi đã đôi lần theo bạn là dân kinh doanh đi vay - trả tiền ở đền thờ Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang).

Ngoài lễ vật và nghi lễ vay – trả truyền thống, bạn tôi – cũng như hàng ngàn người đi vay – trả khác còn cúng Bà bằng tiền, rất nhiều tiền cùng hiện vật vàng, đá quý, ngoại tệ…

Nhìn mâm lễ hơn 3 triệu đồng, tôi hỏi bạn “năm rồi vay tiền Bà làm ăn được không mà trả lễ hậu thế?”. Bạn cười buồn bảo: “Thất bát, chả ra làm sao cả”. Tôi ngạc nhiên: “Thất bát, chả ra làm sao thì việc gì phải trả, phải tạ Bà hậu hĩnh thế này?”. Bạn đưa tay lên môi ra dấu phạm thượng, rằng đây là chuyện tâm linh, chuyện hứa với thánh thần nên không thể đùa và thất hứa được”.

Hình như ai cũng nghĩ và sợ như bạn tôi nên không có gì lạ khi trung bình mỗi năm, Bà Chúa Xứ “nhận” được của người dân trong ngoài nước khoảng… 110 tỷ đồng, chưa kể hiện vật và ngoại tệ! Và chẳng có gì khó hiểu khi một đơn vị tư nhân đang bằng mọi giá để… xây thêm tượng một Bà Chúa Xứ nữa!

Chẳng biết tục lệ vay – trả như thế này ở nước mình có từ khi nào, nhưng đọc sử thì biết Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Kho vốn chẳng phải phải xuất thân là dân làm ăn buôn bán hay cho vay nặng lãi gì. Tóm lại chẳng liên quan gì đến chuyện kim tiền và kinh doanh cả.

Nhưng người ta vẫn mù quáng kháo nhau, theo nhau đầu năm đi vay, cuối năm đi trả. Và tiền từ chẵn đến lẻ cũng như hiện vật là vàng bạc, đá quý thu được phần lớn vào ngân hàng, một phần không nhỏ qua tay những “ông cò”, “bà cò” chuyên hướng dẫn, thậm chí buộc khách phải đặt lễ chỗ nào, mua lễ vật ra làm sao, ở đâu… vốn ngày càng nở rộ ở những đền chùa.

Đây mới chính là những đối tượng quanh năm ăn lộc thánh thần nhưng không cần vay - trả!

Những Bà Chúa Kho, Chúa Xứ và nhiều thánh thần khác được tin là linh thiêng trên đất nước, mà có quyền năng cho vay, thì chắc chắn những thành phần dựa hơi thánh thần kiếm tiền nói trên sẽ bị “đòi nợ” cho tán gia, bại sản trước.

tien le gam day tuong ba chua kho thanh than ma co quyen nang Thảnh thơi đi \'vay và xin\' lộc ở đền Bà Chúa Kho

Trước rằm tháng Giêng một ngày, nhiều du khách thảnh thơi làm lễ ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - nơi được nhiều người ...

tien le gam day tuong ba chua kho thanh than ma co quyen nang Đổ xô đi mua vàng ngày Thần Tài: Thánh thần cũng choáng váng

Hàng nghìn, hàng vạn người chen chúc đến nghẹt thở để mua cho được vàng vào ngày “vía Thần Tài”, mặc dù chẳng có cơ ...

tien le gam day tuong ba chua kho thanh than ma co quyen nang Bắt được tên trộm "vái lạy bàn thờ trước khi trộm"

Ngày 6.2, Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thành Thắng (25 tuổi, ngụ Cần Thơ) để ...

/ Lao động