Được coi là tiền đồn chống Nga, Ba Lan không tiếc tiền nâng cấp vũ khí và xây dựng căn cứ cho nước ngoài đồn trú.
Armata có thêm đối thủ
Nhà sản xuất Rheinmetall của Đức vừa bàn giao những phiên bản mạnh nhất của dòng tăng Leopard 2 cho lực lượng thiết giáp Ba Lan vận hành. Đây là những chiếc tăng đầu tiên nằm trong hợp đồng 605,7 triệu USD để nâng cấp 128 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 2A4 của Ba Lan lên chuẩn mới Leopard 2PL.
Ba Lan đã mua 128 xe tăng Leopard 2A4 từ kho dự trữ của Quân đội Đức hồi tháng 1/2002. Các xe tăng này hiện đang hoạt động trong Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp số 10, đóng ở Swietoszow.
Tất cả 128 chiếc Leopard 2A4 sẽ được nâng cấp xong vào năm 2020, trong khi các tùy chọn hiện tại cho việc nâng cấp một lô gồm 14 chiếc Leopard 2A4 bổ sung đã được Ba Lan mua lại trong năm 2013 và trang bị cho Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp 34 ở Zagan.
Chiến tăng Leopard 2PL.
Hợp đồng trên bao gồm nâng cấp khung gầm, tháp pháp và các thiết bị khác của xe tăng lên mức F6 và hiện đại hóa hệ thống mô phỏng huấn luyện xe tăng cho Ba Lan. Nâng cấp sẽ bao gồm một tháp pháo xe tăng được hiện đại hóa lớp giáp lên mức ít nhất phải bằng với biến thể Leopard 2A5, trong khi trọng lượng không được vượt quá 60 tấn cho biến thể Leopard 2PL.
Ngoài ra, việc nâng cấp còn bao gồm thay đổi một phần các tấp giáp trên tháp pháo và bổ sung thêm áo giáp được phát biểu bởi IBD. Các tấm giáp chống mảnh văng đạn pháo cũng sẽ được bổ sung vào trong khoang chứa kíp xe trên tháp pháo, không gian bên trong cũng sẽ được mở rộng.
Leopard 2PL vẫn sẽ giữa lại pháo chính L44 120 mm (thay vì nâng cấp lên pháo L55 dài hơn), mặc dù hệ thống điều khiển bắn của pháo sẽ được nâng cấp kết hợp với 2 loại đạn xuyên giáp mới nhất DM11 và DM63.
Một nâng cấp đáng kể hơn đó là hệ thống quan sát mới của chỉ huy và xạ thủ, kết hợp với hệ thống ảnh nhiệt PCO KLW-1 của Ba Lan, trong khi hệ thống ổn định pháo sẽ thay đổi từ thủy lực sang điện. Việc Ba Lan quyết định nâng cấp hàng loạt xe tăng Leopard 2A4 có thể một phần lớn do áp lực từ việc Nga cho ra mắt siêu tăng thế hệ mới T-14 Armata.
Tuy nhiên, dù được trang bị đạn xuyên giáp DM11 và DM63 nhưng theo giới chuyên gia nhận định, tăng Leopard 2PL vẫn không đủ sức mạnh để xuyên thủng được lớp giáp của tăng Armata.
Bởi các nhà khoa học Nga đã thiết kế một chỉnh sửa mới đối với hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng Armata, giúp cho chiến xa này có khả năng chống chịu được loại đạn xuyên giáp uranium nghèo APDS.
Hệ thống phòng thủ chủ động Afganit mà Nga sử dụng để bảo vệ cỗ xe tăng của mình có khả năng bảo vệ xe này trước các loại rocket và lựu đạn chống tăng đến từ mọi hướng.
Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học của Viện Thiết kế Thiết bị KBP đã nâng hệ thống này lên một tầm cao hoàn toàn mới bằng việc điều chỉnh cho nó có khả năng chặn và phá hủy loại đạn pháo xuyên giáp uranium nghèo APDS.
Tiền đồn chống Nga
Cùng với việc nâng cấp chiến tăng hạng nặng Leopard 2PL, để chống tại sự mối "đe dọa" từ Nga, Ba Lan sẵn sàng chi cả tỉ USD giúp quân đội Mỹ xây dựng căn cứ và hiện diện vĩnh viễn tại quốc gia này.
Kế hoạch của Ba Lan đã được nói đến trong tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông sẽ xem xét đề nghị của Ba Lan về việc cho phép quân Mỹ đồn trú vĩnh viễn. Việc xem xét kế hoạch triển khai quân đồn trú lâu dài của Mỹ nhằm chia sẻ rằng lo ngại của Ba Lan về Nga là có thật.
Tổng thống Trump cũng đánh giá cao việc Tổng thống Duda muốn Ba Lan sẽ góp 2 tỉ USD để xây dựng căn cứ quân sự này. "Chúng tôi đang xem xét chuyện này nghiêm túc, tôi biết Ba Lan thích ý tưởng và chúng tôi sẽ xem xét kỹ ý tưởng này", tổng thống Mỹ nói.
Cùng với tuyên bố của Tổng thống Trump, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ba Lan, Antoni Macherevich đã tiết lộ về kế hoạch này và số quân Mỹ đồn trú có thể mang lại sự yên tâm cho nước này trước "mối đe dọa" từ phía Nga.
Cụ thể, Warsaw muốn có ít nhất hai sư đoàn của Mỹ hiện diện lâu dài trên lãnh thổ mình.
"Nhìn từ góc độ phòng thủ thành công cho Ba Lan thì chắc phải có ít nhất hai sư đoàn", vị quan chức này tuyên bố và cho biết rằng, con số lính Mỹ hiện diện chừng đó ở Ba Lan là không mâu thuẫn với bất kỳ cam kết các quốc tế nào, kể cả là với Nga.
Theo ông, từ góc độ các văn kiện cơ bản đã ký giữa NATO với Liên bang Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã, qui định khả năng triển khai các lực lượng của NATO và Mỹ ở Ba Lan, quân số như vậy là không trái với bất kỳ điều khoản nào, nhưng đó cũng là giới hạn cuối cùng.
Vị quan chức này nói rằng, tất nhiên là để đối phó với Nga, con số hai sư đoàn là không nhiều nhưng cũng đủ con số nước này thấy cần thiết, hơn nữa, Mỹ cũng không thể bố trí số lượng quân lớn hơn.
Việc Ba Lan tin tưởng rằng, hai sư đoàn quân Mỹ sẽ bảo đảm cầm chân được quân Nga thực sự là điều khó hiểu bởi trên thực tế, nếu quân Nga từ Kaliningrad và qua đường Belarus đánh sang nước này thì quân đội Ba Lan và 2 sư đoàn Mỹ-NATO đó không trụ được quá 1 ngày.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, có lẽ nước này tin tưởng là sự hiện diện của quân đội đồng minh sẽ là tấm lá chắn khiến Moscow phải chùn bước. Sự có mặt của tiểu đoàn NATO chỉ có ý nghĩa răn đe khiến Nga không dám đánh tới chứ không phải do thực lực chiến đấu của đơn vị này.
Tên lửa chống tăng tràn ngập Trung Đông, đe dọa quân đội Mỹ Các loại tên lửa chống tăng hiện đại do Mỹ, Nga và một số nước khác sản xuất rơi vào tay các tổ chức khủng ... |
Báo Đức chứng minh T-14 Armata không phải là số 1 Dù là dòng tăng mới nhất của Nga nhưng T-14 Armata không được truyền thông Đức đánh giá cao khi so với chiến tăng của ... |