Lãnh đạo Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung nhận định 2 cô gái gặp nạn có thể do bị trượt chân rồi kéo nhau còn thủy điện vận hành đúng quy trình!
Đoàn công tác của Bộ Công Thương ngày 19-3 đã có buổi khảo sát thực tế, làm việc với lãnh đạo Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung và Xí nghiệp Thủy điện Dray H’Linh về vụ 2 cô gái tử vong do bị cuốn trôi khi thủy điện xả nước.
Trước đó, trưa 16-3, 2 cô gái H’Yam Niê (SN 1991, ngụ TP Buôn Ma Thuột) và H’Duin Niê (SN 1994, ngụ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) được cho là rủ nhau ra bãi đất nổi giữa sông Sêrêpốk để hái rau. Khi đang hái thì nước ở thượng nguồn bất ngờ đổ về rất mạnh, 2 người không kịp chạy nên bị cuốn trôi. Ngày 17-3, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 cô.
Theo báo cáo của Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung (đơn vị chủ quản thủy điện Dray H’Linh 1), Nhà máy Thủy điện Dray H’Linh 1 vận hành theo ngày nên không có khung giờ nhất định về việc xả nước vận hành máy. Khoảng 13 giờ ngày 16-3, nhà máy vận hành với lưu lượng nước xả khoảng 60 m3/giây. Khoảng 15 giờ cùng ngày thì nhà máy nhận thông báo về việc có tai nạn đuối nước dưới hạ lưu nên dừng vận hành khẩn cấp, đồng thời báo với các thủy điện bậc trên cùng dừng phát điện để tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân.
Đoàn công tác của Bộ Công Thương khảo sát thực tế tại khu vực nước cuốn trôi 2 cô gái
Theo đại diện Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung, hằng năm, đơn vị đều phối hợp với chính quyền 4 xã bị ảnh hưởng bởi thủy điện Dray H’Linh 1 để tuyên truyền quy trình vận hành của nhà máy cho người dân. Những khu vực nguy hiểm trên sông đều cắm cọc tiêu, biển báo. Do đó, công ty khẳng định việc 2 cô gái tử vong là sự cố ngoài ý muốn, vị trí xảy ra tai nạn cũng khá xa nhà máy nên ngoài tầm kiểm soát của nhân viên vận hành.
Ông Lê Hữu Danh, Phó Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung, cho biết thời điểm xảy ra tai nạn, mực nước sông Sêrêpốk dâng khoảng 0,8 m trong vòng 1 giờ là rất chậm, không nguy hiểm. Ông Danh nhận định 2 cô gái gặp nạn có thể là do bị trượt chân rồi kéo nhau.
Theo ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, đang là mùa khô nên không cần cảnh báo; việc cảnh báo bằng âm thanh chỉ cần thiết đối với mùa mưa lũ. Cảnh báo thường xuyên trong mỗi lần vận hành có thể sẽ phản tác dụng vì người dân quen với âm thanh này nên không để ý khi có xả lũ lớn trong mùa mưa lũ. Hơn nữa, khi thủy điện Dray H’Linh 1 vận hành thì nước sông Sêrêpốk vẫn chảy "êm đềm" chứ không dâng đột ngột, gây nguy hiểm nên việc cảnh báo bằng âm thanh cũng không cần thiết. Qua kiểm tra cho thấy việc vận hành Nhà máy Thủy điện Dray H’Linh 1 là .
Rà soát khu vực nguy hiểm Ông Tô Xuân Bảo yêu cầu các đơn vị liên quan cần phối hợp với chính quyền tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân biết quy trình vận hành của nhà máy nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc; rà soát các khu vực nguy hiểm để cắm cọc tiêu, biển báo cho người dân. |
Quy trình gây chết người vẫn "đúng quy trình"!
Thủy điện Đray H’Linh 1 (Đắc Lắc) bất ngờ xả nước khiến hai cô gái đang đi hái rau rừng bị nước lũ (do thủy ... |
Vụ hai cô gái bị cuốn trôi: Thủy điện không cảnh báo xả nước?
Trong lúc ra giữa sông để hái rau thì bất ngờ thủy điện xả nước cuốn trôi 2 cô gái trẻ. Phía nhà máy thủy ... |