Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất phá hủy khí tài Trung Quốc trên biển Đông

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio nhận định Mỹ phải phát triển kế hoạch "phá hủy" các tiền đồn quân sự của Trung Quốc trên biển Đông để ngăn chặn sự thống trị của nước này tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.

"Nếu họ thành lập một căn cứ tên lửa mà chúng ta có thể hủy diệt thì chúng ta đã vô hiệu hóa lợi thế đó" - thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa trả lời phỏng vấn tạp chí Washington Examiner tuần trước.

Đề xuất này là một phần nỗ lực to lớn hơn trong việc đối phó sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn so với sự thận trọng từ một số đồng nghiệp của ông Rubio.

Thượng nghị sĩ này tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi một "chiến lược gia tăng" mà nếu không được kiểm soát, nó sẽ buộc các nhà lãnh đạo Mỹ phải lựa chọn giữa một cuộc chiến hủy diệt và một thất bại không đổ máu.

"Chúng ta không nhất thiết phải tạo ra xung đột và có một cách để tránh được nó, đó là tôn trọng các quy tắc. Nhưng ở một số thời điểm, chúng ta sẽ phải chọn lựa giữa việc thực thi các quy tắc này hoặc sống trong một thế giới do Trung Quốc thống trị. Đây là điểm mà họ cho rằng chúng ta không có gan làm. Và thực tế là nếu họ kết luận chúng ta không có gan làm, họ sẽ càng có khả năng làm điều đó" - ông Rubio phân tích.

thuong nghi si my de xuat pha huy khi tai trung quoc tren bien dong

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio. Ảnh: Bloomberg

Quan hệ giữa Trung Quốc - Mỹ đã không mấy tốt đẹp trong nhiều năm nhưng xu hướng này đang trở nên rõ rệt hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Gần đây, giới chức Trung Quốc đã dùng đèn laser cường độ cao gây ra "tổn thương nhẹ" cho 2 phi công Mỹ ở Djibouti. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc còn triển khai tên lửa đối hạm và các vũ khí khác đến đảo nhân tạo trên biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền trên các tuyến đường biển quốc tế.

"Dù Trung Quốc khẳng định ngược lại nhưng việc lắp đặt các hệ thống vũ khí này có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng quân sự cho mục đích đe dọa và ép buộc. Sự kiện Trung Quốc quân sự hóa quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đi ngược lại tuyên bố công khai của Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tại Nhà Trắng rằng họ sẽ không làm điều này" - Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định tại Đối thoại Shangri-La ngày 2-6 vừa qua.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Washington Examiner, thượng nghị sĩ Ron Johnson nhận định: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc muốn là cường quốc ở châu Á. Tôi nghĩ điều này sẽ trở thành sự thật. Tôi cho rằng chúng ta không thể làm gì để thay đổi điều này".

Tuy nhiên, ông Rubio không đồng ý với ý kiến trên. "Nếu chúng ta có thể giúp tăng cường năng lực phòng thủ của Đài Loan, không phải đến mức họ có thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột, mà có thể gây ra sự trả giá nặng nề trước bất cứ kiểu hợp nhất cưỡng bức nào, thế cân bằng sẽ được tạo ra. Nếu chúng ta tiếp tục hợp tác với các đồng minh trong khu vực thì Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lại những nỗ lực của họ" - ông Rubio nhấn mạnh.

Nói ngắn gọn là giới chức Mỹ phải dùng đòn bẩy kinh tế, ngoại giao và quân sự để duy trì sức mạnh chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.

Bảo Hạnh (Theo Washington Examiner)

thuong nghi si my de xuat pha huy khi tai trung quoc tren bien dong Trung Quốc trong vòng vây

Pháp và Anh sẽ điều tàu chiến tới biển Đông trong khi Mỹ xem xét hành động cứng rắn hơn gần các điểm Trung Quốc ...

thuong nghi si my de xuat pha huy khi tai trung quoc tren bien dong Trung Quốc và lời nói dối thập kỷ xung quanh chuyện Biển Đông

Trung Quốc lại có chiêu trò mới về “bản đồ mới của nước CHND Trung Hoa”, cho rằng tấm bản đồ này lần đầu tiên ...

thuong nghi si my de xuat pha huy khi tai trung quoc tren bien dong Tình cảnh bị cô lập của Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La

Lập luận ngang ngược khiến đoàn Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích và cảm thấy lạc lõng tại diễn đàn an ninh khu vực ...

/ http://nld.com.vn