Một nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ các nhà khoa học Mỹ từng hỏi mượn tàu thăm dò Hằng Nga 4 và vệ tinh chuyển tiếp của Trung Quốc để phục vụ cho kế hoạch chinh phục vùng tối Mặt trăng của Washington.
Thông tin này được ông Wu Weiren, nhà khoa học dẫn đầu chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với CCTV hôm 15/1.
Theo ông này, các nhà khoa học NASA đã đưa ra yêu cầu tại một cuộc họp báo quốc tế vài năm trước.
"Các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc kéo dài tuổi thọ của vệ tinh Cầu Ô Thước và cho phép đặt một thiết bị đèn hiệu của Mỹ trên Hằng Nga 4 giúp Mỹ thực hiện kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng của riêng họ.
Chúng tôi hỏi người Mỹ rằng tại sao họ muốn chúng tôi kéo dài tuổi thọ của vệ tinh chuyển tiếp. Họ trả lời rằng muốn sử dụng vệ tinh chuyển tiếp của chúng tôi khi thực hiện sứ mệnh đặt chân xuống vùng tối Mặt trăng", ông Wu cho hay.
Vệ tinh chuyển tiếp Cầu Ô Thước được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 5/2018. (Ảnh: Wikipedia)
Vệ tinh Cầu Ô Thước, quay xung quanh vùng tối của Mặt Trăng được phóng lên từ tháng 5/2018, đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh chinh phục vùng tối Mặt Trăng của Trung Quốc hôm 3/1. Nó giúp chuyển tiếp các sóng phát thanh Hằng Nga 4 thu được trên vùng tối Mặt Trăng trước khi chuyển về Trái đất.
Theo truyền thông Trung Quốc, Mỹ nằm trong nhóm 5 quốc gia hợp tác với Trung Quốc trong dự án Mặt Trăng cùng với Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Ả-rập Xê-út.
Hôm 14/1, các nhà khoa học không gian Trung Quốc cũng tiết lộ họ đã trao đổi về thông tin hạ cánh với NASA. Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ không đưa ra bất cứ tuyên bố nào liên quan tới quá trình hợp tác với Trung Quốc.
Năm 2011, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật hạn chế hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong khám phá vũ trụ. Không rõ việc Trung Quốc chia sẻ các thông tin hạ cánh với NASA có vi phạm hạn chế này không.
Về cú hạ cánh lịch sử xuống vùng tối của Mặt trăng, ông Wu nói rằng Trung Quốc coi đây là một đóng góp to lớn cho nhân loại, sau nhiều thế kỷ tụt lại sau phương Tây về phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tham vọng của Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở đó.
Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc hôm 14/1 tiết lộ kế hoạch gửi một tàu thăm dò lên sao Hỏa vào năm 2020 và phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 5 lên vùng sáng của Mặt trăng vào cuối năm nay.
Trung Quốc cũng đã mời nhiều nhà khoa học quốc tế hợp tác trên trạm không gian dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Những ngôi làng cổ xưa huyền bí nhất Trung Quốc
Tại những ngôi làng này, bạn như xuyên không về nhiều thế kỷ trước với những trải nghiệm lối sống yên bình, kiến trúc cổ ... |
Tình báo Mỹ nói quân đội Trung Quốc tăng năng lực để thu hồi Đài Loan
Trong những năm qua Trung Quốc thực hiện hàng loạt đợt cải tổ quân đội, tìm cách sở hữu công nghệ mới để nâng cao ... |
Tàu chiến Mỹ, Anh diễn tập chung tại Biển Đông để thách thức Trung Quốc
Chiến hạm hai nước lần đầu diễn tập liên lạc tại Biển Đông kể từ năm 2010 nhằm thách thức yêu sách chủ quyền quá ... |
Nôn nóng thu hồi Đài Loan, ông Tập có thể châm ngòi chiến tranh
Sự nôn nóng của Chủ tịch Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan có thể đẩy căng thẳng hai bờ eo biển tới bờ vực ... |