Thừa cấp phó vẫn thiếu người đi họp: Chỉ Việt Nam thế...

(Tin tức thời sự) - Xin thêm cấp phó vì thiếu người đi họp là chuyện không mới nhưng chỉ có ở Việt Nam.

Chỉ Việt Nam mới thế

Cũng liên quan tới việc Sở Công thương Đà Nẵng than vãn chuyện thiếu phó giám đốc để đi họp, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, đây là chuyện không mới nhưng chỉ có ở Việt Nam.

thua cap pho van thieu nguoi di hop chi viet nam the

Phân công công việc không rõ ràng nên nhiều người vẫn không làm được việc. Ảnh minh họa

Lý giải cho nhận định trên, vị PGS cho hay, chuyện họp hành của các cơ quan, bộ, ban, ngành ở Việt Nam đang bị lạm dụng quá mức, gây tốn kém, lãng phí. Chính vì chuyện họp hành bị lạm dụng nên mới có chuyện sinh ra nhiều cuộc họp, họp nhiều thì phải cần nhiều người.

Vị PGS nói rõ, ở các nước việc tổ chức họp hành không nhiều như ở Việt Nam nhưng công việc vẫn hiệu quả. Cũng vì thế, họ không cần có nhiều cấp phó mà chỉ cần có một người chịu trách nhiệm.

Tiếp nữa, các cuộc họp ở các nước cũng luôn hướng tới mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, không có chuyện rồng rắn kéo nhau cả đoàn đi hàng trăm cây số, nghe vài tiếng đồ chỉ để nghe phổ biến văn bản rồi lại về, việc vẫn thế.

PGS Nguyễn Văn Nam nói thêm, việc đòi hỏi thêm nhiều cấp phó vì lý do thiếu người đi họp cũng cho thấy năng lực của cấp trưởng yếu.

Về nguyên tắc, cấp phó chỉ giúp việc cho cấp trưởng, nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại hiểu rằng cấp phó là để bổ khuyết cho cấp trưởng, cấp trưởng yếu mặt nào thì bổ sung một cấp phó lo mặt ấy. Vì những cơ quan, đơn vị lớn như bộ, ngành, địa phương phụ trách nhiều chuyên môn nên phải có nhiều cấp phó và mỗi cấp phó ấy chỉ phụ trách một mảng chuyên môn nhất định.

Đây là lý do lần nào đi họp cũng phải rồng rắn cả đoàn, phó giám đốc đi họp phải mang theo một anh trưởng phòng, một anh trưởng ban rồi đến anh chuyên viên nghiên cứu...

"Tình trạng phổ biến ở Việt Nam là cấp phó chỉ phụ trách một mảng công việc nào đó do cấp trưởng phân công cho nên khi cấp trưởng nghỉ, cấp phó đó lên thay và ông ta cũng lại khiếm khuyết, cũng chỉ biết một mảng mà đó nhiều khi chưa hẳn là mặt giỏi của ông ta.

Một thủ trưởng giỏi thì chỉ cần 1-2 cấp phó để đề phòng lúc công việc bề bộn.

Ở Viện nghiên cứu Thương mại, thời điểm tôi mới về Viện đang có 5-6 phó Viện trưởng, nhưng khi tôi làm được 1-2 năm thì chỉ còn 1-2 cấp phó dưới quyền nhưng công việc vẫn trôi chảy, không khó khăn gì.

Vì thế, phải quán triệt nguyên tắc cấp phó chỉ giúp việc chứ không phải thay thế cấp trưởng, làm việc gì thì do cấp trưởng phân công và tùy vào từng thời kỳ", PGS.TS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ.

Phải quy được trách nhiệm hành chính

Một nguyên nhân khác được vị chuyên gia chỉ ra nằm ở tính dĩ hòa vi quý, sống bằng cảm tính, cả nể lẫn nhau của người Việt cũng như tính phân quyền, thiếu thống nhất ở Việt Nam. Bởi đặc điểm này nên bộ máy chính quyền các cấp thường có nhiều cấp phó để ai cũng có người đại diện.

Theo vị PGS, việc tồn tại cơ chế làm việc tập thể, trách nhiệm tập thể không những gây lạm phát cấp phó, lạm phát lãnh đạo mà còn là yếu tố nhằm đùn đẩy trách nhiệm, để che dấu cơ hội để đục khoét ngân sách, tham nhũng, tiêu cực, không quy được trách nhiệm cho ai.

"Vì lợi ích, tiêu cực nên người ta bổ nhiệm người thân, người quen để củng cố quyền lực, bảo vệ lợi ích cho chính họ. Từ chỗ bổ nhiệm vì lợi ích, tiêu cực nên nhiều người không có năng lực vẫn được bố trí vào các vị trí quan trọng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến lạm phát cấp phó, bộ máy phình to.

Vì thế, PGS Nguyễn Văn Nam cho rằng, việc thực hiện cải cách hành chính mới chỉ là bước giải quyết về mặt thủ tục hành chính chứ chưa giải quyết được trách nhiệm hành chính.

Cụ thể là phải xử lý tới từng con người, từng chức vụ, sắp xếp chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng công việc trong bộ máy đó như thế nào. Nếu cơ quan nào không làm được thì phải yêu cầu điều chỉnh, phân công nhiệm vụ rõ ràng trong một thời gian nhất định, quá thời hạn sẽ xử lý theo chế tài. Tất cả phải rõ ràng như vậy thì mới hiệu quả.

"Ở các nước họ quy định rất rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng người, từng vị trí. Không thể có chuyện nói chung chung", PGS Nguyễn Văn Nam nói rõ.

thua cap pho van thieu nguoi di hop chi viet nam the Quang Hải, Công Phượng có xót xa khi nhìn sang những tài năng U19 châu Á này?

Rất nhiều tài năng trưởng thành từ giải U19 châu Á đã đến với các CLB châu Âu nhưng Quang Hải, Công Phượng, Xuân Trường ...

thua cap pho van thieu nguoi di hop chi viet nam the U19 Việt Nam triệu tập Văn Hậu: Đừng để thói tham lam hại bóng đá Việt Nam

U19 Việt Nam cần có Văn Hậu, nhưng lợi ích của đội tuyển quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.

thua cap pho van thieu nguoi di hop chi viet nam the HLV Park Hang-seo muốn tránh Thái Lan ở bán kết AFF Cup

Nhà cầm quân người Hàn Quốc hiểu Thái Lan là ứng viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch AFF Cup 2018, và Việt Nam ...

  • Hoài An
/ http://baodatviet.vn