Thủ tục nhập khẩu lợn sống quá “lề mề”, nguy cơ không còn lợn để nhập

Thủ tục nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam quá lâu, trong khi nguồn cung tại quốc gia này có hạn. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn từ Thái Lan.

thu tuc nhap khau lon song qua le me nguy co khong con lon de nhap

Nhập khẩu lợn sống đúng thời điểm và đảm bảo số lượng phù hợp sẽ giúp giảm nguồn cung thịt lợn, đồng thời bảo hộ được chăn nuôi trong nước. Ảnh: Khánh Vũ

Thủ tục quá lâu, thịt lợn "về tay" các doanh nghiệp Trung Quốc

Đã hơn 2 tuần kể từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) yêu cầu Cục Thú y tiến hành khảo sát, đánh giá rủi ro và thống nhất với Tổng cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan để nhập khẩu lợn sống Thái Lan vào Việt Nam, nhưng đến nay, việc nhập khẩu lợn hơi vẫn nằm trên giấy.

Trong khi đó, tổng đàn lợn của Thái Lan không lớn, tính đến thời điểm hiện tại Thái Lan có khoảng 13-14 triệu con, lợn thịt chỉ chiếm một phần.

Chất lượng đàn lợn của Thái Lan khá tốt bởi quy trình chăn nuôi hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, không chỉ Việt Nam, mà một số quốc gia đang thiếu hụt nguồn cung thịt lợn đang “nhìn vào” đàn lợn của Thái Lan.

Bộ NNPTNT cũng đưa ra thông tin, Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn Châu Phi nên cần rất nhiều thịt lợn. Hiện giá thịt lợn tại Trung Quốc đang rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua thịt lợn nhập khẩu với giá cao hơn từ 20-30% và mua với số lượng lớn.

Như vậy, "nếu Việt Nam không triển khai nhanh thủ tục, nguy cơ Trung Quốc sẽ thu mua hết lợn từ Thái Lan”- nguồn tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết.

Được biết, ngay từ đầu năm 2019, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng mua thịt lợn với các nước. Đến nay, tính riêng quý I.2020, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt từ các quốc gia khác.

Cần cân nhắc, đánh giá tác động rủi ro

Trước câu hỏi của PV, tại sao thủ tục nhập khẩu lợn quá chậm, trong khi nguồn cung bức thiết khiến tình trạng buôn lậu lợn sống diễn ra hàng ngày, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh bên cạnh việc đẩy mạnh tái đàn lợn trong nước, nhập khẩu thịt lợn từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ba Lan..., thì việc nhập khẩu lợn sống sẽ góp phần tăng nguồn cung thịt lợn.

thu tuc nhap khau lon song qua le me nguy co khong con lon de nhap
Bộ NNPTNT cho biết, việc nhập khẩu lợn sống cần được thận trọng đánh giá rủi ro để bảo vệ đàn lợn chăn nuôi trong nước. Ảnh: Văn Giang.

Bên cạnh mặt được của nhập khẩu lợn sống là tăng nguồn cung, nhưng cũng cần đánh giá kỹ và chính xác những tác động, các nguy cơ của việc nhập khẩu lợn sống mang lại. Hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, một số nơi dịch bệnh đã tái phát trở lại, nếu không cẩn trọng sẽ gây nguy hiểm cho đàn gia súc chăn nuôi trong nước.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn cũng như các gia súc trong nước, lợn sống nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện cách ly kiểm dịch theo yêu cầu; các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu.

Thông tin nhập khẩu lợn sống và tình trạng nhập tiểu ngạch lợn sống từ các nước Lào, Campuchia vào Việt Nam đã khiến giá lợn hơi tiếp tục giảm.

Ngày 11.6, giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình tiếp tục giảm 1.000-2.000 đồng/kg, giao dịch lợn hơi phía Bắc từ mức 90.000-97.000 đồng/kg.

Giá lợn tại miền Trung đang ở mức thấp nhất, giao dịch trong khoảng từ 85.000-94.000 đồng/kg.

Tại khu vực phía Nam vẫn tiếp tục giảm nhẹ, ở mức 89.000 -94.000 đồng/kg. Đáng nói là Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước, nhưng lại có giá lợn cao nhất tại khu vực miền Nam.

Thông tin nhập khẩu lợn sống và tình trạng nhập tiểu ngạch lợn sống từ các nước Lào, Campuchia vào Việt Nam đã khiến giá lợn hơi tiếp tục giảm.

Ngày 11.6, giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình tiếp tục giảm 1.000-2.000 đồng/kg, giao dịch lợn hơi phía Bắc từ mức 90.000-97.000 đồng/kg.

Giá lợn tại miền Trung đang ở mức thấp nhất, giao dịch trong khoảng từ 85.000-94.000 đồng/kg.

Tại khu vực phía Nam vẫn tiếp tục giảm nhẹ, ở mức 89.000 -94.000 đồng/kg. Đáng nói là Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước, nhưng lại có giá lợn cao nhất tại khu vực miền Nam.

Vũ Long

thu tuc nhap khau lon song qua le me nguy co khong con lon de nhap Thủ tục nhập khẩu lợn sống quá “lề mề”, nguy cơ không còn lợn để nhập

Thủ tục nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam quá lâu, trong khi nguồn cung tại quốc gia này có hạn. Trung ...

/ laodong.vn