Năm 2017 chứng kiến những cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề cùng với các dạng thời tiết cực đoan gây nguy hại đến cuộc sống của con người.
Người Trung Quốc đón mùa đông với những cơn bão tuyết khắc nghiệt nhất trong nhiều năm. |
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn như nhiệt độ gia tăng vào mùa hè, băng giá kỷ lục vào mùa đông, cùng với các hệ lụy như hạn hán, lũ lụt, bão, cháy rừng diễn ra khắc nghiệt và thường xuyên hơn.
Những thảm họa
Sau một mùa hè chống chọi với hai siêu bão lớn, người dân ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ lại khốn khổ chống chọi trước đợt rét đậm, rét hại kỷ lục khi nhiệt độ hạ xuống -400C. Từ khu vực phía Bắc bang Florida qua thành phố New York đến vùng New England, đã có khoảng 110 triệu người dân phải đối mặt nhưng cơn bão tuyết trắng xóa, tình trạng băng giá khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Giới chức Mỹ ngày 6/1 cho biết, ít nhất 22 người đã thiệt mạng trong đợt giá rét kinh hoàng đang hoành hành nước này. Tuyết rơi quá dày đã khiến hàng nghìn chuyến bay buộc phải bị hủy bỏ hoặc bị hoãn.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, tuyết đã ảnh hưởng một phần của lục địa Tây Ban Nha khiến hoạt động du lịch gián đoạn, trong khi bờ biển Địa Trung Hải của Pháp và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng bởi những cơn bão nghiêm trọng.
Mùa đông năm nay Trung Quốc cũng ghi nhận tình trạng giá rét kỷ lục, khi nhiệt độ tại Tân Cương có lúc xuống -41 độ C. Nhiều nơi tại Trung Quốc cũng xuất hiện mưa tuyết khắc nghiệt làm giao thông bị tê liệt và gây nhiều thiệt hại trên diện rộng. Việc tuyết rơi không ngừng, băng đóng khắp mọi nơi đang khiến cho công việc và cuộc sống của hầu hết người dân trở nên khó khăn.
Trái ngược lại với cái lạnh của Bắc Bán cầu, Australia lại đang phải hứng chịu một mùa hè nóng kỷ lục trong suốt 79 năm qua, khi nhiệt độ ở Sydney lên cao tới mức 47 độ C. Cảnh báo hỏa hoạn đi kèm với lệnh cấm đốt lửa đã được ban hành trên toàn thành phố từ hôm 7/1 để giảm nguy cơ cháy rừng.
Hồi chuông báo động đỏ
Australia đón mùa hè nóng kỷ lục 47 độ C. |
Bên cạnh đó, những cơn mưa nặng hạt kéo dài mùa hè vừa qua ở châu Á cũng khiến hơn 137 triệu người ở Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi những trận lụt chưa từng có trong lịch sử. Ấn Độ phải hứng chịu hậu quả lớn từ đợt mưa lũ kéo dài suốt tháng 8 khiến cho 600 người ở quốc gia này thiệt mạng.
Trong khi miền Bắc Trung Quốc đang hứng chịu nắng nóng và hạn hán, thì những cơn mưa lớn tại khu vực miền Trung và miền Nam nước này đã gây lũ lụt nghiêm trọng. Ít nhất 33 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán.
Bangladesh cũng đang trải qua đợt lụt lịch sử khiến khoảng 1/3 lãnh thổ bị ngập. Theo CNN, những cơn mưa lớn liên tiếp từ tháng 6 đã gây ra đợt lụt lớn nhất trong 40 năm qua ở nước này. Những cơn lũ dâng cướp đi sinh mạng của 142 người, cuốn trôi hơn 700.000 ngôi nhà, ảnh hưởng tới cuộc sống của 8,5 triệu dân tại quốc gia Nam Á.
"Mumbai, Thượng Hải, Hà Nội, Bắc Kinh, Phnom Penh - mỗi thành phố lớn ở châu Á đều trải qua những trận lũ lụt nghiêm trọng”, Abhas Jha, chuyên gia quản lý Rủi ro Thiên tai khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới nói với CNN. Ngoài những tác động đã biết đến trước đó như Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, giờ đây những trận mưa xối xả cũng là một sự bất thường về thời tiết mà con người phải gánh chịu.
Nước Mỹ năm nay cũng chứng kiến biển lửa kinh hoàng trong thảm họa cháy rừng tại California hồi tháng 10, khiến ít nhất 23 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
Thời tiết khô nóng khiến tình hình hỏa hoạn trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát. Đám cháy lớn chưa từng có ở California đã mở rộng, thiêu đốt cả một khu vực rộng lớn hơn thành phố New York, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà xung quanh.
Biến đổi khí hậu không phải là “nguyên nhân” gây ra các vụ cháy rừng, nhưng tình trạng nóng lên toàn cầu dường như đã khiến cho thảm họa này trở nên tồi tệ hơn. “Cháy rừng, mưa bão, cùng những hiện tượng thời tiết bất thường tương tự là điều rất đáng lo ngại”, ông Michael Mann, Giám đốc trung tâm Hệ thống Khoa học Trái đất Penn State nói trên MIT Technology Review. Mọi thứ đang ngày càng trở nên cấp bách hơn và loài người cần phải bắt tay vào những nỗ lực cứu vãn tình hình hiện tại một cách nghiêm túc.
Giải mã diễn biến bất thường của thời tiết và những cảnh báo
Biến đổi khí hậu sẽ khiến thời tiết ngày càng cực đoan hơn như nhiệt độ gia tăng vào mùa hè, băng giá kỷ lục ... |
Làm thế nào để giữ ấm khi thời tiết dưới 10 độ C?
Rét đậm khiến người dân dễ mắc bệnh nếu không giữ ấm cơ thể đúng cách. |
Ngôi làng Na Uy phải dùng gương \'thu\' ánh mặt trời suốt nửa năm
Nằm sâu trong thung lũng, một ngôi làng ở Na Uy cần tới ba chiếc gương cỡ lớn đặt trên đỉnh núi để hứng ánh ... |