Thói quen xấu gây hại phanh ôtô

Rất nhiều thói quen vô tình của người lái xe có thể gây hại cho phanh ôtô , dẫn đến các trục trặc, hư hỏng về lâu dài.

Thường quên kéo phanh tay

Thói quen không kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe không những là nguyên nhân khiến cho phanh tay nhanh hỏng, mà còn là nguyên nhân chính gây nên những vụ tai nạn ôtô.

Do bản chất tác dụng của phanh tay để xe giữ đứng yên, nhưng nếu quên kéo phanh tay sẽ khiến xe bị trôi, đặc biệt ở trên đoạn đường dốc. Còn với trường hợp đã về số P (đỗ) mà phanh tay chưa được kéo, sẽ khiến bánh răng cóc trên hộp số bị hao mòn nhanh và không đạt được tác dụng tối đa.

Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay

Đối với trường hợp người sử dụng ôtô quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay và cho xe vận hành, lúc này, guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh). Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.

Thông thường, khi gặp trường hợp này, một số xe thường phát tín hiệu thông qua đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ trung tâm để nhắc nhở người lái. Trong trường hợp người lái vẫn không để ý đèn cảnh báo, sau khi cho xe chạy sẽ cảm nhận được độ nặng của xe kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh.

Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.

thoi quen xau gay hai phanh oto
Quên hạ hoặc hạ chưa hết tay phanh. Ảnh: Cartimes.vn

Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn

Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.

Rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo.

Việc rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Có thể dẫn đến tình trạng mất phanh, nguy hiểm đến tính mạng người ngồi bên trong xe.

Khi điều khiển đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe dùng hộp số tự động, chuyển về số thấp đối với số sàn. Tuân theo nguyên tắc \'lên số nào, xuống số đó\'. Hệ thống truyền động sẽ hãm tốc độ xe lại, giảm áp lực cho hệ thống phanh.

Không bảo dưỡng phanh thường xuyên.

Một số chủ phương tiện có suy nghĩ là thay thế dầu bôi trơn đã là bảo dưỡng định kỳ mà quên đi các hạng mục khác.

Việc bảo dưỡng định kỳ phanh giúp loại bỏ những mạt bám trên bề mặt tiếp xúc, phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không bám nhả theo đúng ý người lái, gây mất an toàn khi sử dụng.

Các chủ xe thường có xu hướng thay dầu nhớt theo chu kỳ cố định dựa trên số km, mà quên rằng việc thay nhớt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

 

Phương Duy

thoi quen xau gay hai phanh oto Hai người thương vong sau tiếng la hét ‘mất phanh’ của tài xế xe tải

Sau tiếng la hét “mất phanh”, xe tải lao ầm ầm tông vào 2 xe máy và một xe tải khác khiến một người chết, ...

thoi quen xau gay hai phanh oto Đăng kiểm ở Đắk Lắk, ô tô tháo phanh vẫn được chứng nhận

Xe bị tháo bộ điều hòa phanh, cơi nới thùng, đèn không sáng, lốp sai kích cỡ vẫn được Trung tâm Đăng kiểm tại Đắk ...

/ laodong.vn