Thợ điện, thợ mộc... đắt hàng: Muốn tuyển cũng khó

Công việc đòi hỏi tay nghề cao như thợ điện, thợ mộc,... vẫn được xếp vào loại khó tìm nhân lực nhất trong 5 năm gần đây.

Tại Hội thảo Chuẩn bị nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam, đại diện Manpower, ông Simon Matthews, cho biết, kết quả khảo sát trên 42.000 doanh nghiệp cho thấy, gần một nửa trong số này gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.

Cụ thể, công việc đòi hỏi tay nghề cao như thợ điện, thợ mộc,... vẫn được xếp vào loại khó tìm nhân lực nhất. Trong danh sách 10 ngành nghề khó tuyển dụng nhất có thể kể tới công nghệ thông tin, đại diện bán hàng, kỹ sư, kỹ thuật viên và tài xế, nhân viên tài chính, văn phòng,... Riêng lĩnh vực IT, việc thiếu hụt nhân tài diễn ra trầm trọng trong nhiều năm nay, thứ hạng thiếu hụt nhân lực của ngành này đã tăng từ 9 lên bậc 2 trong năm 2016.

Theo khảo sát Thiếu hụt nhân tài 2016/2017, nhân sự quản lý cấp cao tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng một phần do tình trạng “chảy máu chất xám". Số người Việt làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng.

Thực tế, tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật toàn xã hội chiếm 8,4% tổng số lao động. Lực lượng lao động thiếu nhiều kỹ năng cần thiết như làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức trách nhiệm và chậm thích nghi môi trường làm việc mới.

Bên cạnh đó, năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học công nghệ của lao động có trình độ cao còn yếu kém.

Theo đánh giá của Manpower, nguồn nhân lực vẫn chưa phát triển kịp thời với tăng trưởng kinh tế. Đây là vấn đề đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực khi không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đại diện đơn vị này cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể phá vỡ thị trường lao động khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Hàng triệu người lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới.

Theo đó, công nghệ và tự động hóa được dự đoán sẽ thay thế con người trong tương lai. Có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa. Các ngành chịu tác động nhiều nhất phải kể tới là IT, nhân sự, dịch vụ khách hàng. Ngành bán lẻ và tài chính chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động nhân viên bán hàng làm hàng ngày có thể tự động hóa bằng công nghệ và tỷ lệ lên đén 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng nhưng xử lý dữ liệu khác.

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa nhận, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số đã đặt ra nhiều thách thức cho lĩnh vực dịch vụ việc làm. Dịch vụ việc làm sẽ phải được tổ chức tốt hơn, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường lao động, phương thức,... để hỗ trợ được doanh nghiệp và người chủ sử dụng lao động.

“Chúng ta biết rằng việc làm này mất đi sẽ xuất hiện việc làm mới. Trách nhiệm của những người quản trị thị trường lao động là phải liên kết, phối hợp, hợp tác với các tổ chức để tận dụng được các cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ, kinh nghiệm của cá tổ chức để vận hành tốt hơn thị trường lao động” - ông Doãn Mậu Diệp khẳng định.

Hiện tại, các doanh nghiệp đã chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực đang sử dụng, đây là phương pháp hiệu quả nhất. Tương lai của việc làm sẽ bị tác động bởi cuộc cách mạng 4.0 nhưng không hề u tối như dự đoán. Để các doanh nghiệp bắt kịp xu thế và cạnh tranh được với thời đại, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kịp thời về công nghệ và kỹ năng cho người lao động là điều vô cùng cần thiết.

Bí ẩn về “Trái tim bất diệt” của Bồ tát Thích Quảng Đức (P2)

Vì sao Bồ tát Thích Quảng Đức để lại quả tim? Vì sao một quả tim vật chất bình thường lại có thể tồn tại ...

“Quan” thôn cũng có cách “ăn” của mình

Câu nói của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa” thể hiện sự bức ...

Smartphone của Samsung, Apple giảm thị phần tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh của các công ty trong nội địa khiến điện thoại Apple, Samsung chỉ còn chiếm thị phần rất nhỏ tại Trung Quốc.

(http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tho-dien-tho-moc-kho-tuyen-nhat-5-nam-lai-day-410886.html)

/ Theo Duy Anh/VietNamnet.vn