Thi THPT quốc gia sau năm 2020 sẽ làm bài trên máy tính

Liên quan đến phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ từ sau 2020, bộ GD-ĐT đề xuất, tổ chức thi trên giấy như hiện nay và đồng thời thi trên máy tính.

 

 

 

Thí sinh làm bài thi trên máy tính. Ảnh minh họa

Thí sinh làm bài thi trên máy tính

Bộ GD-ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 trên cơ sở bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh. Không gây xáo trộn việc dạy và học, không gây bức xúc trong xã hội, bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém, đúng quy định pháp luật.

Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Thí sinh ngoài làm bài thi trên giấy như hiện nay sẽ thêm phương thức thi trên máy tính nhiều đợt trong năm.

Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng quy định của bộ GD-ĐT. Kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được chọn để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

Giữ ổn định các bài thi bắt buộc

Bộ GD-ĐT cho biết giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019; cấu trúc lại câu hỏi trong các bài thi tổ hợp tự chọn (KHTN và KHXH) theo chuẩn đầu ra của chương trình, chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực.

Giảm số lượng câu hỏi để trở thành bài thi tổng hợp, đồng thời từng bước hoàn thiện bài thi tích hợp phù hợp lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Mỗi bài thi khi chấm chỉ cho ra 1 đầu điểm duy nhất, không còn 4 đầu điểm như hiện nay.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo chung các công việc như ban hành quy chế, ra đề thi, thanh kiểm tra, giám sát, chủ trì tổ chức chấm thi bài thi trắc nghiệm.

UBND các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình. Các cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT điều động tham gia các khâu thanh, kiểm tra, giám sát trong quy trình tổ chức kỳ thi, chấm thi và phúc khảo.

Kỳ thi trong giai đoạn tiếp theo sẽ được giữ ổn định cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Những điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế và đặc biệt là hoàn thiện phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trước một năm về nội dung cụ thể về phương thức tổ chức, nội dung thi, hình thức thi để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập.

Thanh Tùng (T/h)

Hơn 405.000 thí sinh đỗ đại học theo kết quả thi THPT quốc gia

Số thí sinh trúng tuyển đạt 115% chỉ tiêu, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau lọc ảo lúc 18h ngày ...

Hơn 200 bài thi trắc nghiệm trên cả nước thay đổi điểm số sau phúc khảo

Trong tổng số 57.639 bài thi được phúc khảo có 204 trắc nghiệm có thay đổi kết quả sau phúc khảo.

Kỳ thi THPT sẽ thay đổi từ năm 2021

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sáng nay cho biết, trong năm 2019 Bộ sẽ công bố lộ trình thi THPT ...

 

/ www.doisongphapluat.com