Thêm hàng loạt dự án đập thủy điện mới trên dòng Mê Kông là mối đe dọa lớn đối với ĐBSCL.
Khó lường hết nguy hại
Thống kê tới thời điểm này, thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng. PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cảnh báo, sự xuất hiện thêm hai dự án đập thủy điện mới là Sambor của Campuchia và Pak Beng của Lào sẽ làm gia tăng hiểm họa đối với ĐBSCL. Dù vậy, những nguy cơ trên đã được cảnh báo trước.
Đập Pak Beng do một công ty của Trung Quốc thiết kế và đầu tư xây dựng. Nguồn:Pak Beng Hydropower project |
Hiện đã có hàng loạt các đập thủy điện đang được xây dựng như Dong Sahong, Xayabury, Hạ Sesan 2... và giờ là thêm Sambor của Campuchia, Pak Beng của Lào", vị PGS cảnh báo."Trong cảnh báo môi trường chiến lược, nhưng hiểm họa từ việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong đều đã được tính tới. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu, xây dựng càng nhiều thì hiểm họa tích tụ càng lớn, mối nguy hại càng nhiều.
PGS Lê Anh Tuấn cho hay, Sambor là con đập lớn nhất trên hệ thống dòng chính, lại nằm ở cuối nguồn với bụng chứa lớn và chiều dài lên tới hơn 10 km. Theo thiết kế này, nếu đi vào xây dựng phù sa đi tới Sambor sẽ tiếp tục bị giữ lại, làm nặng hơn tình trạng mất phù sa của khu vực ĐBSCL.
Vị PGS cho biết, nghiên cứu của Ủy ban Sông Mê Kông (MRC) cho thấy đến năm 2040, lượng phù sa đến ĐBSCL chỉ còn 4% trong tổng số phù sa đến hiện nay là 150-160 triệu m3/năm.
Thực tế, ngay cả khi chưa tính đến tác hại của Sambor thì một báo cáo của MRC cũng đã chỉ ra rằng nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào là Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động thì tổng lượng dòng chảy giảm 6,2%/tháng; xâm nhập mặn trên sông Tiền và Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km. Với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 27%/tháng; xâm nhập mặn sẽ vào sâu 10-18 km.
Trong khi đó, đập Pak Beng nằm trong vùng động đất hoạt động rất mạnh. Chu kỳ động đất 10-20 năm là 5-6 độ Richter, 50 năm thì 7 độ Richter. Đây mới là hiểm họa.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, PGS Lê Anh Tuấn lo ngại nếu các vấn đề kỹ thuật, công nghệ không bảo đảm, cũng sẽ mang tới những mối lo lớn về môi trường, sinh thái.
Kể cả trong quá trình vận hành đập, nếu không theo đúng quy trình, kỹ thuật thì cũng có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới khí hậu, làm thay đổi hệ sinh thái, thay đổi đường đi của cát, gây khô hạn khi thiếu nước hoặc có thể gây lũ lụt khi thừa nước... Tất cả đều là những mối họa không thể lường hết.
Nhập thóc gạo, thay vì sản xuất?
Mặc dù cho biết, đó là những mối họa đã được lường trước, song PGS Lê Anh Tuấn cũng phải thừa nhận, khó tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhằm giúp ĐBSCL đối phó với thực trạng này.
"Ngay từ đầu chúng ta đã không thể ngăn chặn được việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong, để họ xây dựng rồi mới chạy theo bàn cách ứng phó sẽ rất tốn kém mà không hiệu quả", PGS Lê Anh Tuấn thẳng thắn.
Vì thế, vị PGS cho rằng, có đưa ra giải pháp nào lúc này cũng không còn phù hợp. Theo ông, giải pháp tối ưu nhất là đưa ra các kịch bản hỗ trợ cho người dân ĐBSCL vì tương lai nghề trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
"Một khi bị nước mặn xâm lấn, ĐBSCL sẽ không còn thế mạnh là vùng trồn lúa cung cấp cho cả nước nữa, thay vào đó, người dân thất nghiệp, mua gạo còn rẻ hơn trồng lúa, đời sống xã hội đảo lộn, tệ nạn gia tăng... Đây là viễn cảnh đau xót mà chúng ta có thể phải đối diện", vị PGS tâm tư.
Theo ông Tuấn, "Tham vọng của Trung Quốc là muốn kiểm soát toàn bộ dòng sông Mekong, chính vì thế, Trung Quốc đã không ngần ngại chi tiền đầu tư hầu hết các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong nhằm tỏ rõ quyền kiểm soát và sử dụng thực sự đối với sông Mekong", PGS Lê Anh Tuấn cho biết.
Vì thế, ông Tuấn cho rằng, chờ đợi một sự thay đổi có lợi hơn với dòng Mekong cũng như ĐBSCL là rất khó, vô cùng khó.
Lo thảm họa từ tàu thủy cao tốc
Đưa vào hoạt động chưa lâu, tàu cao tốc tuyến Bến Bạch Đằng - Cần Giờ - Vũng Tàu đã bị phá nước chìm dần, ... |
Mối nguy hiểm khi thường xuyên ăn uống ngoài hàng
Việc ăn ở ngoài thường xuyên sẽ khiến bạn nạp vào cơ thể lượng đường và chất béo không tốt. Ngoài ra, nghiên cứu mới ... |