Thêm 12 người chết trong biểu tình ở Myanmar

Lực lượng an ninh Myanmar khiến ít nhất 12 người thiệt mạng, theo các nhân chứng và phương tiện truyền thông.

Các nhân chứng nói với Reuters rằng 5 người đã bị bắn chết và một số người bị thương khi cảnh sát nổ súng vào một cuộc "biểu tình ngồi" tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar.

Một người khác thiệt mạng ở thị trấn trung tâm Pyay và 5 người chết ở Yangon, truyền thông trong nước đưa tin.

Một người lái xe tải ở Chauk, thị trấn miền trung Magwe, cũng chết sau khi bị cảnh sát bắn vào ngực, một người bạn của gia đình cho biết.

Thêm 12 người chết trong biểu tình ở Myanmar - 1
Người thân của một người thiệt mạng trong các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh. (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn viên quân đội không trả lời các cuộc điện thoại từ Reuters. Chương trình phát sóng tin tức buổi tối của MRTV nói những người biểu tình là "tội phạm" nhưng không nêu thông tin chi tiết.

Hơn 70 người đã thiệt mạng ở Myanmar trong các cuộc biểu tình lan rộng, chống lại việc quân đội cướp chính quyền, nhóm của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản cam kết sẽ làm việc cùng nhau liên quan đến tình hình Myanmar.

Ông Mahn Win Khaing Than, người đang lẩn trốn cùng với hầu hết các quan chức cấp cao của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung Sang Suu Kyi, đã phát biểu trước công chúng qua Facebook rằng: “Đây là thời khắc đen tối nhất của quốc gia và thời khắc bình minh đã cận kề”.

Ông được bổ nhiệm làm quyền Phó Tổng thống bởi các nhà lập pháp bị lật đổ của Myanmar. Họ đã thành lập một nhóm gọi là Ủy ban đại diện Quốc hội Myanmar (CRPH), cơ quan đang thúc đẩy việc được công nhận là chính phủ hợp pháp.

Nhóm này công bố ý định tạo ra một "nền dân chủ liên bang" và đã gặp gỡ đại diện của các tổ chức vũ trang sắc tộc lớn nhất của Myanmar, nhằm chống lại chính quyền quân sự.

Để hình thành một nền dân chủ liên bang mà "tất cả anh em dân tộc thực sự mong muốn", ông Mahn Win Khaing Than kêu gọi "cuộc cách mạng này là cơ hội để chúng ta cùng nhau nỗ lực".

Ông cho biết thêm CRPH sẽ “cố gắng xây dựng luật để người dân có quyền tự bảo vệ mình” và vấn đề hành chính sẽ do “nhóm quản lý lâm thời” xử lý.

Gần 200 cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ Gần 200 cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ

Tổng cộng 264 người Myanmar, gồm 198 cảnh sát, đã vượt biên sang bang Mizoram, Ấn Độ, để trốn chạy khủng hoảng, theo quan chức ...

Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn

Chính phủ Mỹ cho biết công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện "bảo vệ ...

/ vtc.vn