Việc trả lại quà cho học sinh cũng đem lại cho chúng tôi khá nhiều chuyện buồn khi có phụ huynh hiểu nhầm cô chê quà thích phong bì nên không nhận.
Câu chuyện nên nhận hay không nhận quà của học sinh vào ngày 20/11 vẫn luôn nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.
|
|
Nhiều giáo viên khó xử khi được học sinh tặng quà (Ảnh minh họa Báo Hà Nam) |
Người đồng tình vì cho đó là tấm lòng biết ơn thầy cô suốt năm đã dạy dỗ, chăm sóc con cái của mình.
Người phản đối vì nhuốm màu vật chất và sợ rằng sẽ xảy ra tình trạng thầy cô sẽ đối xử bất công giữa học sinh này với học sinh kia.
Về phía giáo viên, cũng thẳn thắn mà thừa nhận vẫn còn những thầy cô rất thích được nhận quà, đặc biệt là nhận phong bì.
Thật xấu hổ để nói rằng đã có giáo viên nhắn nhủ học sinh một cách trắng trợn rằng: “Nếu ba mẹ mua quà thì nói mẹ bỏ phong bì đi, nhà cô có nhiều đồ lắm”.
Nhưng còn nhiều giáo viên luôn dị ứng với chuyện tặng quà. Bởi, theo nhiều thầy cô cho biết người thật lòng tặng thì không sao, gặp phụ huynh tặng quà xong đi rêu rao khắp nơi rằng mình vừa mới phải mất chừng nọ, chừng kia tiền vì cái ngày lễ ấy.
Hoặc đơn giản chỉ là than vắn thở dài: “Lại sắp đến ngày 20.11 rồi!”
Gần 30 năm đi dạy cũng là chừng ấy năm trải qua những cảm xúc vui buồn của ngày 20/11.
Hôm nay, nên tặng thầy cô quà gì? |
Tôi nhận thấy có những phụ huynh tặng quà cho giáo viên bằng tất cả sự chân tình của mình.
Vì thế, được thầy cô nhận quà quả là niềm vui thật sự của họ.
Ngược lại, có những phụ huynh tặng quà như kiểu ban ơn, kiểu ban phát cho xong trách nhiệm hoặc một kiểu lấy lòng ngầm, một sự mặc cả âm thầm để thầy cô quan tâm con mình hơn.
Vì hiểu khá rõ nên nhiều khi chúng tôi sợ phải nhận quà để cho lòng thanh thản.
Nhưng nói là không nhận cũng chẳng dễ dàng gì khi học sinh cứ mang quà để đầy trên bàn của thầy cô.
Đã không ít lần, tôi mở cặp từng em bỏ quà các em tặng cô vào đấy với lời nhắn: “Nói với ba mẹ cô nhận rồi, cô cảm ơn và cô tặng lại cho con”.
Thế mà hôm sau, có em mang lên cái phong bì nói rằng: “Mẹ bảo cô không thích quà thì mẹ tặng cô tiền để cô thích gì thì mua”.
Nghe cô bé nói xong chỉ biết á khẩu và đứng hình. Thế là lại mất công kẹp chiếc phong bì vào vở và dặn bé về nhà đưa cho mẹ.
Hôm sau, cô bé vô tư kể rằng: “Con đưa lại phong bì cho mẹ rồi, mẹ bảo cô mày chê ít à?”
Quà 20/11 là một bông hoa, chiếc cốc làm tôi xúc động |
Việc trả lại quà cho học sinh lần ấy cũng đem lại cho chúng tôi khá nhiều chuyện buồn khi có phụ huynh hiểu nhầm cô chê quà nên không nhận.
Người suy diễn chắc cô thích nhận phong bì hơn, biết thế chẳng mua quà mà để tặng phong bì cho tiện.
Trả lại quà rất dễ bị hiểu nhầm là chê quà thích phong bì. Khi trả lại phong bì vẫn còn bị nghĩ sai chê phong bì ít.
Giáo viên đôi khi bị đẩy vào vòng xoáy nhận thì nặng lòng mà trả lại cũng chẳng xong.
Bởi những buồn phiền ấy, không ít thầy cô nói với nhau: “Thà đừng có ngày 20/11 còn hơn”.
Mai Hoa
Thầy cô giáo chủ nhiệm là người được học trò nhớ nhất
Có lẽ, lắng đọng, nhớ nhất trong tâm trí mọi thế hệ học trò vẫn là hình ảnh các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp. |
Thầy cô cần biết về thăng hạng chức danh nghề nghiệp các cấp
Giáo viên dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau. |
50 thầy cô giáo, cán bộ quản lý xuất sắc nhận giải thưởng Võ Trường Toản
50 thày cô giáo và cán bộ quản lý xuất sắc nhận giải thưởng Võ Trường Toản |