Thả cá ở bể thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

Các chuyên gia Nhật Bản thả 300 con cá xuống khu vực thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch, sáng 16/9. 

 

Hơn 100 con cá Koi (Nhật Bản) và gần 200 cá chép Tam Dương (Việt Nam) được thả vào bể sắt rộng 15 m2, bên trong nước màu trắng đục. Đây là bể chứa nước sông Tô Lịch đã qua xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreator, lắp đặt từ ngày 5/8.

"Tôi đã từng tắm ở đây và bây giờ chúng tôi thả cá để chứng minh nước sau xử lý đã sạch. Cá có thể sống, phát triển mà không cần thêm máy sục khí oxy", tiến sĩ Kubo Jun, chuyên gia môi trường Nhật Bản nói.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Công ty JVE, đơn vị chủ trì dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor (dự án thí điểm), thông tin thêm, "cá Koi, cá chép rất nhạy cảm, chúng sẽ không thể sống được nếu nước bị ô nhiễm. Công ty thả cá để theo dõi trong vòng nửa tháng hoặc lâu hơn".

tha ca o be thi diem lam sach song to lich
Đại diện Công ty JVE và chuyên gia môi trường thả cá Koi, cá chép ở bể thí điểm làm sạch sông Tô Lịch sáng 16/9. Ảnh: Tất Định

Ngoài bể sắt nêu trên, nhóm chuyên gia Nhật cũng quây một ô lưới rộng 10 m2, rải sỏi trắng dưới đáy sông đen kịt, để thả khoảng 200 con cá rô đồng. Khu vực này cũng nằm trong diện tích thuộc dự án thí điểm, được thành phố Hà Nội và Công ty JVE triển khai từ ngày 16/5.

Cùng ngày, Tổng cục môi trường, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) và Trung tâm chất lượng Bảo vệ tài nguyên nước đã lấy mẫu nước, phân tích độc lập để đánh giá chất lượng nước sông Tô Lịch cũng như hiệu quả của dự án thí điểm; kết quả sẽ được công bố vào giữa tháng 10.

Hà Nội khởi động dự án thí điểm bốn tháng trước, khi các chuyên gia và công nhân lắp đặt hai hộp thiết bị xuống đáy sông, khu vực chiều dài 300 m đoạn từ ngã tư Bưởi - Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy. Thời gian thí điểm dự kiến kéo dài đến ngày 17/7.

Đến ngày 9/7, Công ty thoát nước Hà Nội xả khoảng 1,5 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Đại diện Tổ chức Xúc tiến môi trường-Thương mại Nhật Bản cho rằng việc xả nước đã làm "cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật do các thiết bị kích hoạt". Tổ chức này đề nghị tiếp tục thí điểm dự án đến ngày 17/9.

Công nghệ Nano-Bioreator gồm hai yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Hai yếu tố kết hợp thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn.

Ngoài công nghệ nêu trên, Hà Nội đang thí điểm làm sạch sông Tô Lịch chế phẩm Redoxy3C của Đức.

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường.

Sông Tô Lịch ngày nay có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.

Tất Định

tha ca o be thi diem lam sach song to lich Chuẩn bị thả cá Koi Nhật và cá chép Việt xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây
tha ca o be thi diem lam sach song to lich Cần thủ vây kín khu làm sạch của chuyên gia Nhật trên sông Tô Lịch
tha ca o be thi diem lam sach song to lich Chuyên gia môi trường: Công nghệ Nano-bioreactor của Nhật Bản không thể làm hồi sinh sông Tô Lịch
tha ca o be thi diem lam sach song to lich Xây máy bơm 150 tỷ cho sông Tô Lịch: Hoang mang
tha ca o be thi diem lam sach song to lich Đề xuất chi 150 tỷ đồng dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch
/ vnexpress.net