Phận đàn bà, ai chẳng sợ cảnh trăm năm cô đơn lẻ bóng nhưng cái “tổ” mà chỉ một người vun thì biết đến bao giờ mới “ấm” được?
Phận đàn bà, ai chẳng sợ cảnh trăm năm cô đơn lẻ bóng nhưng cái “tổ” mà chỉ một người vun thì biết đến bao giờ mới “ấm” được?
Vợ chồng chúng tôi vừa “bế mạc” bữa cơm chiều bằng một màn tranh luận kinh thiên động địa, không phải lần đầu mà là lần thứ n trong tháng. Xuất phát điểm như thường lệ, vẫn là cuộc hôn nhân bế tắc của đứa con đầu nhà tôi.
Khi nó quyết lấy chồng ở tuổi 30, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt, láng giềng còn khen con bé “chậm mà chắc” vì tìm được người bạn đời thành đạt, học cao. Nhưng sống trong chăn mới biết, chồng nó ngoài tính lười biếng, thích chỉ tay năm ngón, hay cáu bẳn còn trọng nam khinh nữ ra mặt, suốt ngày nhiếc móc vợ không biết đẻ con trai.
Mâu thuẫn lên cao, con gái tôi quyết định đem con về nhà đẻ trong sự ủng hộ nhiệt tình của tôi và sự phản đối dữ dội của bố nó. Cứ đến bữa cơm là ông ấy lại cằn nhằn về nghĩa vụ, sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình. Trong khi tôi luôn quan niệm “hết yêu trả dép tao về”, cuộc sống chung đôi sẽ chẳng còn có nghĩa lý gì nếu chỉ toàn khổ đau và dằn vặt lẫn nhau. Phận đàn bà, ai chẳng sợ cảnh trăm năm cô đơn lẻ bóng nhưng cái “tổ” mà chỉ một người vun thì biết đến bao giờ mới “ấm” được?
Nhiều người già mới nghe con cháu nhắc đến viện dưỡng lão đã nổi giận, cho rằng con cháu bất hiếu, không muốn chăm sóc mình. Nhưng nói thật, nếu sống trong viện mà luôn lạc quan, vui vẻ như cụ bà Lưu Thị Dung (88 tuổi, quê Thái Bình) thì ai chẳng mơ ước.
Bà Dung trong viện dưỡng lão. (Ảnh: VnExpress).
Được biết, bà Dung đã quyết định “dứt áo ra đi”, kiên quyết ly hôn với chồng ở tuổi 86. Bà Dung từng muốn chia tay vào các năm 1985, 1992 vì không chấp nhận được tình cảnh phải gánh vác việc nhà quá nhiều. Cũng như bao người, bà từng níu giữ cuộc hôn nhân vì mong muốn có nơi nương tựa khi về già. Nhưng giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, chồng bà Dung nhất định không chịu đỡ đần, chia sẻ việc nhà ngay cả khi bà đau yếu.
Có người hỏi cắc cớ: Gần đất xa trời đến nơi, ly hôn để làm gì nữa? Còn cá nhân tôi chỉ thấy tiếc cho mấy chục năm thanh xuân của bà. Giá như bà dũng cảm vứt bỏ cái nhìn của người đời và thói quen cam chịu sớm hơn thì chuỗi ngày “độc thân trong sung sướng” của bà còn dôi dư gấp nhiều lần. Nhưng dẫu sao chăng nữa, hạnh phúc thực sự đã mỉm cười với bà và câu chuyện này sẽ để lại bài học đắt giá cho những người đàn ông ích kỷ, không biết trân trọng sự cố gắng của người bạn đời.
Còn nhiều người phụ nữ khác sẽ hiểu ra rằng, tập sống vì bản thân và nghĩ cho mình thì không bao giờ là muộn hết.
Ký tên
Người giữ lửa
Sự thật về cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cafe Việt?
Sau khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ “vua cafe Việt” nói về công sức của mình ở công ty Trung Nguyên, tình yêu dành ... |
Anh Thư: \'Tôi và chồng cũ không hận nhau vì thương con\'
Chỉ với 3 giây cuối phim "Tháng năm rực rỡ", Anh Thư khiến khán giả ồ lên vì quá xinh đẹp. Sau 8 năm rời ... |
Lý do gì khiến bà cụ gần 90 tuổi ở Thái Bình quyết ly hôn chồng?
Tháng 9/2014, bà Dung quyết định đệ đơn ra tòa. Sau gần hai năm giải quyết các thủ tục pháp lý, bà mới ly hôn ... |