Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.
Anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia), người đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Ảnh: NV
Anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia), người đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 chia sẻ, về quan điểm cá nhân, anh không phải là nhà phê bình văn học nên nhìn ở góc độ có thể được cảm nhận bởi một người đọc và học văn bình thường như nhận thức của những học sinh lớp 11 có thể cảm nhận trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Ở độ tuổi này, sự phát triển nhận thức và xã hội chưa đầy đủ, cái xấu nhiễm nhanh hơn cái tốt thì những tác động tiêu cực của mặt trái tác phẩm không ai dám chắc là nó có ảnh hưởng nhận thức tới các em. Đó chính là mặt trái của tác phẩm mà nếu như đứng trên quan điểm của một người biên soạn sách giáo khoa, chúng ta cần phải lưu ý.
Hàng ngày, mỗi người đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau lòng diễn ra đầy rẫy trong xã hội hiện nay, bạo lực học đường, giết người cướp của, cưỡng hiếp... mà trong số đó không hiếm đối tượng là trẻ vị thành niên. Vậy liệu có ai dám chắc rằng nó không phải là sự lây nhiễm từ những cảnh bạo lực trong phim ảnh? Có ai dám chắc rằng nó không phải là sự ảnh hưởng bởi những hành vi thú tính như Chí khi nó lại được giáo dục chính thống trong nhà trường?
“Tôi không phủ nhận giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm nhưng liệu ai dám chắc được rằng tất cả các giáo viên dạy văn có thể truyền tải đầy đủ những điều tốt đẹp đó cho các em trong khi nó cũng chỉ được dạy trong một vài tiết học với trích đoạn chứ không phải chỉnh thể?
Ai dám chắc được rằng tất cả các em có thể lĩnh hội những giá trị nhân văn đó hay chỉ hiểu một cách hời hợt để rồi bắt chước những hành vi thú tính đó của Chí? Giáo dục cần phải hạn chế tối thiểu những gì có thể tác động xấu và tiêu cực đối với các em đặc biệt ở những lứa tuổi này”, anh Sóng Hiền bày tỏ.
Theo anh Hiền, bản thân anh chỉ muốn gửi một thông điệp rằng giáo dục là một quá trình, nó phát triển theo quá trình phát triển tâm sinh lý và nhận thức của các em. Chúng ta không thể dạy trẻ lên ba về hôn nhân và gia đình cũng như dạy sinh viên đại học về sự khác biệt của giới tính. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục, các nhà chuyên môn, các nhà biên soạn sách giáo khoa cần có những cái nhìn thấu đáo, cái xem xét toàn diện.
Đòi bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa là thiển cận! Khi chuyện cải cách tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền có phần “hạ nhiệt” thì dư luận lại ồn ào chuyện anh Nguyễn Sóng Hiền, ... |
Tranh luận về đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa Theo nghiên cứu sinh Sóng Hiền (ĐH Newcastle, Australia), tác phẩm Chí Phèo có thể tác động tiêu cực tới học sinh nên đề xuất ... |