Hành vi như thế nào được gọi là dâm ô, quấy rối tình dục là câu hỏi phải được giải đáp kĩ càng khi sửa luật về hành vi phạm tội này.
Ngày 24/3/2019, bàn về việc sửa đổi Nghị định 167/2013/NĐ-CP sau vụ việc cơ quan chức năng Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội xử phạt Đỗ Mạnh Hùng (31 tuổi, quê Hải Phòng) cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy chung cư, nhiều luật sư cho rằng đây là việc làm cần thiết và cần phải tham khảo kinh nghiệm làm luật của các nước phát triển trên thế giới.
Luật sư Nguyễn Hữu Hùng cho biết, luật pháp nước ngoài đều quy định rõ hành vi cụ thể trong từng tội danh.
Các nhà làm luật có thể dự tính được các loại tội phạm, hành vi phạm tội có thể hình thành trong tương lai để từ đó đưa ra những điều luật không bị lỗi thời trong thời gian ngắn.
Cụ thể như với hành vi cưỡng hôn, tại các nước như Mỹ, Pháp, Canada, Malaysia... đều xếp vào phạm tội quấy rối tình dục bởi đây là hành động khiến nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại, nặng hơn là gây hại đến sức khỏe và tâm lí của nạn nhân.
Cơ quan chức năng xử phạt ông Đỗ Mạnh Hùng 200.000 đồng vì cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy.
"Đơn cử như ở Mỹ, nếu chỉ cần là lời nói ám chỉ, khiêu dâm, dung tục, gây phiền hà cho người khác mà có tính chất lặp lại nhiều lần đã bị điều tra về tội quấy rối tình dục.
Hay những hành động gợi dục thì cũng sẽ bị điều tra về tội danh này với mức xử phạt có thể lên tới 300.000 USD và phạt tù lên đến 2 năm" - luật sư Nguyễn Hữu Hùng cho biết.
Lấy vụ việc Đỗ Mạnh Hùng cưỡng hôn lý sinh trong thang máy làm ví dụ, luật sư Nguyễn Hữu Hùng phân tích:
"Hành vi của người đàn ông này mang tính chất gợi dục, người vi phạm còn dùng vũ lực khống chế, bị hại chống cự lại nên hoàn toàn có thể đặt ra vấn đề việc cô nữ sinh không bị xâm hại tình dục là nằm ngoài dự tính của người đàn ông.
Nên đây là hành vi không chỉ dừng lại ở mức xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác".
Luật sư Trịnh Văn Huy cũng cho rằng, cần phải có quy định cụ thể để xác định hành vi quấy rối tình dục và dâm ô.
Đây vẫn còn là "khoảng trống" trong hệ thống pháp lý của Việt Nam.
Ông Huy cho rằng, hành vi này thuộc về phạm trù đạo đức và đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam.
"Phần vì bị hại sợ ảnh hưởng nên không dám lên tiếng tố cáo, phần vì mức xử phạt quá nhẹ nên không mang tính răn đe, ít người biết tới.
Chính vì thế, cần phải có quy định xử phạt nặng, đưa ra những hành vi cụ thể trong điều luật để xác định tội danh" - ông Nam nói.
Bàn về hành vi của Đỗ Mạnh Hùng, ông Huy cho rằng, hành vi của đối tượng chưa đến mức xâm hại tình dục mà là hành vi xâm hại thiếu đứng đắn như Australia đang thực hiện.
Theo đó, những hành vi như động chạm hoặc ép buộc động chạm thân thể người khác qua quần áo, hay ôm hôn mà không có sự đồng thuận của đối tượng đều có thể bị xem là xâm hại không đứng đắn.
Trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng đưa ra hình thức phạt tù với hành xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác khi đối tượng phạm tội nhiều lần, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
Nhưng ông Huy cho rằng, quy định này có phần quá nhẹ so với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác, được xác định tổn hại 11% sức khỏe trở lên sẽ bị khởi tố.
Thầy giáo dâm ô 13 học sinh ở Bắc Giang: Đề nghị cấm giảng dạy dưới mọi hình thức
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang loại thầy Dương Văn Minh khỏi danh sách giáo viên ... |
Bố bé gái 9 tuổi bị xâm hại: Tôi xót xa khi có người hỏi \'con nhà mày bị hiếp dâm à?\'
Anh M. chia sẻ từ ngày con gái bị kẻ xấu giở trò đồi bại, cuộc sống của gia đình anh bị đảo lộn và ... |