Sự thật đằng sau cuộc trao đổi tù nhân bất ngờ Mỹ-Iran

Tổng thống Donald Trump đã lên Twitter bày tỏ sự vui mừng về cuộc trao đổi tù nhân bất ngờ giữa Mỹ với Iran, ngay sau khi học viên Princeton và một nhà khoa học Iran được trao đổi trên đường băng của sân bay quốc tế Zurich.

Tổng thống Donald Trump đã lên Twitter bày tỏ sự vui mừng về cuộc trao đổi tù nhân bất ngờ giữa Mỹ với Iran, ngay sau khi học viên Princeton và một nhà khoa học Iran được trao đổi trên đường băng của sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ.

"Cám ơn Iran về một cuộc đàm phán rất công bằng. Hãy xem, chúng ta có thể đạt một thỏa thuận cùng nhau! ", ông Trump viết.

Wang được trao cho Brian Hook, đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran, tại Zurich. (Ảnh: AP)

Cuộc trao đổi tù nhân là hành đông thiện chí hiếm hoi giữa Mỹ và Iran sau nhiều tháng leo thang căng thẳng giữa đôi bên. Nó cũng giúp chấm dứt những những ngày tháng tù tội của Xiyue Wang, sinh viên Mỹ đang thi hành năm thứ 4 của bản án 10 năm tù ở Iran vì tội gián điệp. Anh này bị bắt năm 2016, khi đang làm nghiên cứu tiến sĩ ở Iran.

Cuộc trao đổi cũng kết thúc vụ việc gây tranh cãi về Masoud Soleimani, một nhà nghiên cứu tế bào gốc người Iran bị bắt khi đáp máy bay xuống Mỹ hồi tháng 10/2018. Soleimani bị buộc tội cố xuất khẩu protein dùng để nuôi cấy tế bào phục vụ nghiên cứu y học mà không có giấy phép của Mỹ.

Theo báo New Yorker, hiện có sáu người Mỹ đang bị giam giữ ở Iran, trong đó có Robert Levinson mất tích bên ở nước Cộng hòa Hồi giáo 12 năm trước. Chính quyền Trump đã bắt ít nhất 13 người Iran ở Mỹ chỉ trong 2 năm qua.

Ông Trump cũng cảm ơn chính phủ Thụy Sĩ, nước đại diện cho các lợi ích Mỹ liên quan Iran vì Washington đã cắt đứt quan hệ với Tehran năm 1980. 

Ở Zurich, Wang được trao cho Brian Hook, đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran. Bộ Ngoại giao đã đăng ảnh hai người đứng trên tarmac trước một máy bay xanh – trắng của Không lực Mỹ. Nhưng theo nhiều nguồn thạo tin, chính ông Hook là một trong những quan chức Mỹ không muốn dính dáng tới Iran. Ông mới chỉ tham gia được vài tuần, sau khi cuộc trao đổi có thể thành hiện thực bất kể có ông hay không.

Đòi được tự do cho người Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài vốn là thách thức khắc nghiệt nhất đối với Washington. Nó thường liên quan đến nhiều lợi ích và chủ thể khác nhau, như trường hợp ở vụ trao đổi mới nhất với Iran.

Thất vọng vì chính quyền không đi đến đâu, luật sư Jason Poblete đại diện cho gia đình Wang, ho biết ông đã liên lạc với cựu nghị sĩ Jim Slattery của bang Kansas. Trong nhiều năm, Slattery đã tham gia cùng người Iran trong một cuộc đối thoại đa giáo phái, ông cũng di chuyển tới Iran và biết Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht-Ravanchi.

"Slattery và tôi đã tìm ra nhiều lựa chọn có thể để giúp anh Wang, đặc biệt khi hai nước đang căng thẳng", Poblete kể. Hai người đã làm việc âm thầm trong nhiều tháng với các bên cả phía Mỹ và Iran cùng gia đình Wang. "Tình hình rất phức tạp. Chúng tôi đã báo cáo công việc với chính quyền và họ tìm ra cách để làm cho mọi thứ thành hiện thực".

Cựu đại sứ Liên Hợp Quốc Bill Richardson nói ông cũng dành 20 tháng đàm phán với Iran ở hậu trường. Ông đã gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao, từ Nhà Trắng đến Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, và các quan chức phía Iran cùng các luật sư đại diện cho Soleimani. Là một cựu nghị sĩ, thống đốc và bộ trưởng nội các, Richardson đã đàm phán nhiều vụ tù nhân với Triều Tiên, Sudan, Colombia, Cuba, Iraq, Bolivia, Peru và Bangladesh.

Điểm rẽ xuất hiện vào tháng 4, khi Ngoại trưởng Zarif công khai thể hiện quan tâm về một cuộc trao đổi khi tuyên bố ông "sẵn sàng làm việc đó và có thẩm quyền để làm việc đó".

Richardson đã làm việc với ông Zarif về chi tiết khi họ gặp nhau hồi tháng 9, bên lề hội nghị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hai bên dàn xếp trao đổi Wang và Soleimani. Bước đột phá đầu tiên trùng thời điểm với một sự thay đổi bên trong chính quyền Trump sau sự ra đi của John Bolton (một nhân vật diều hâu về Iran) khỏi Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Người lên thay Bolton là Robert O’Brien, từng là một nhà đàm phán con tin của Bộ Ngoại giao.

Theo thỏa thuận mà Slattery làm việc với các luật sư của Soleimani, nhà khoa học Iran sẽ hầu tòa ở Atlanta ngày 11/12, sẽ nhận tội, bị tuyên án rồi sau đó bị trục xuất. Sau phán quyết của thẩm phán, Iran sẽ thả Wang tới Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Tehran. Phía Thụy Sĩ sau đó đưa anh này lên một máy bay tới Qatar. Richardson gặp đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc hôm 4/12 để xác nhận các chi tiết cuối cùng.

Trong một động thái gây ngạc nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ bất ngờ hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại Soleimani, theo một quan chức chính quyền Mỹ. Luật sư Lenny Franco của Soleimani không rõ tại sao như vậy nhưng sau đó ông nhận một cuộc gọi từ văn phòng của Chưởng lý ở Atlanta thông báo một cuộc trao đổi tù nhân đang được thực hiện.

Thẩm phán nhất trí hủy bỏ mọi tội danh đối với Soleimani nhưng quyết định chỉ có hiệu lực khi giới chức Mỹ trao tù nhân Iran cho Zurich để thực hiện cuộc trao đổi ngày 7/12.

Ngoại trưởng Iran Zarif đã bay tới Zurich để Soleimani và ông đã đăng lên Twitter một tấm hình hai người đang trên máy bay trở về Tehran.

Một quan chức chính quyền Trump nhận định, việc Iran trả tự do cho Wang là dấu hiệu cho thấy nước này "sẵn sàng bước tới bàn để đàm phán về nhiều điểm nóng khác, trong đó có chương trình hạt nhân, các vụ thử tên lửa, và vai trò ở các nước Trung Đông".

Thanh Hảo  10/12/2019

Xung đột Mỹ-Iran tăng nhiệt, Trung Đông nóng giãy

Vụ tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Ảrập Xêút là một biến cố nghiêm trọng, có thể hủy hoại các nỗ lực ...

Sự ra đi của Cố vấn Bolton mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Iran?

Tổng thống Trump cũng ủng hộ lập trường gây sức ép tối đa, nhưng sau đó ông đã tính đến giải pháp ngoại giao với ...

Mỹ-Iran căng thẳng tới cao trào, song khó chiến tranh?

Không ít chuyên gia quân sự cho rằng xung đột Mỹ - Iran sẽ tiếp tục được duy trì ở trạng thái “dưới ngưỡng chiến ...

 

/ vietnamnet.vn