Để kiểm tra xem một phụ nữ có còn trong trắng hay không, người xưa thường sử dụng phương pháp thủ cung sa, chấm một vết son đỏ lên tay.
Trong quan niệm của thời phong kiến, phụ nữ có rất nhiều quy tắc và ràng buộc, đặc biệt là về trinh tiết. Những người phụ nữ chưa kết hôn nhưng đã không còn trinh trắng sẽ bị coi thường, trừng phạt, thậm chí mất đi tính mạng. Đối với những phi tần, cung nữ phục vụ trong cung, vấn đề trinh tiết càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thế nhưng vào thời xưa, người ta chưa có những thiết bị và phương pháp y tế để kiểm tra trinh tiết. Chỉ có một cách được sử dụng vô cùng rộng rãi có tên thủ cung sa, chính là một vết son đỏ được chấm lên tay người phụ nữ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim Trung Quốc cổ đại.
Thủ cung sa là vết son đỏ trên tay để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ xưa. |
Để tạo ra thủ cung sa, theo các ghi chép cổ xưa, người ta sẽ nuôi một con thằn lằn trong một bình sứ và cho ăn bằng chu sa trong nhiều năm. Chính vì ăn chu sa trong thời gian dài nên toàn thân thằn lằn sẽ có màu đỏ son.
Khi con thằn lằn đó có trọng lượng khoảng 3 cân thì sẽ đem đi rang chín, tán nhuyễn chúng để lấy một chất bột màu đỏ.
Một số ghi chép cho rằng khi chấm vết son đỏ vào cánh tay trái của nữ nhân (ở vị trí cách vai khoảng một tấc) thì vết đánh dấu này sẽ mãi không phai nếu như còn trong trắng.
Ngược lại nếu thất thân (mất trinh tiết) thì thủ cung sa sẽ tự động biến mất.
Lý giải điều này, khoa học cho rằng, những con thằn lằn cái trong thời kỳ sinh sản sẽ được lựa chọn. Lúc đó chúng tiết ra nhiều nội tiết tố nữ (estrogen) và vì những nội tiết tố này không dễ dàng mất đi nên thủ cung sa cũng rất khó để phai mờ.
Bởi vậy, nên khi quan hệ, nội tiết tố nữ gặp nội tiết tố nam (androgen) trong quá trình ân ái sẽ khiến chúng trung hòa và biến mất.
Lời giải thích này dựa theo quan điểm sinh học hiện đại và hiện đang được nhiều người ủng hộ nhất.
Bên cạnh đó, một số người khác cho rằng thủ cung sa thật sự có công hiệu nhưng không phải theo thiên hướng y học mà liên quan đến tâm lý nhiều hơn.
Khi một người phụ nữ được đánh dấu thủ cung sa, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về dấu vết đó, sẽ bị người đời nhìn vào và đánh giá, do đó phải luôn giữ gìn phẩm hạnh để thủ cung sa không biến mất. Nói dễ hiểu hơn, thủ cung sa thực chất chỉ là lời nhắc nhở người phụ nữ bằng mọi giá phải giữ gìn trinh tiết.
Việt Hương (T/h)
Quy tắc ngầm khiến các phi tần, cung nữ sợ đến “kinh hồn bạt vía” |
Dàn cung tần khổng lồ phục vụ các hoàng đế Trung Quốc |