Sự lỏng lẻo trong công tác tổ chức thi tạo kẽ hở cho gian lận thi cử

“Những người tạo nên sự gian lận thi cử vừa rồi như Hà Giang, Sơn La... đã làm nên một kỳ thi không đàng hoàng, không sòng phẳng”, thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An nhấn mạnh.

Thời gian qua, bê bối gian lận thi cử tại Sơn La, Hà Giang trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã làm dư luận rúng động. Không ít các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên và những người làm việc trong ngành sư phạm bày tỏ thái độ bất bình, bức xúc trước những hành động sai trái của một số cán bộ biến chất tại Hà Giang, Sơn La. Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, thầy giáo Trần Trung Hiếu đã bày tỏ những tâm tư của mình về kỳ thi vừa qua.

su long leo trong cong tac to chuc thi tao ke ho cho gian lan thi cu

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.

Lỏng lẻo trong công tác tổ chức thi

Thầy Hiếu cho rằng, các sự cố gian lận vừa xảy ra trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 xuất phát từ chính sự lỏng lẻo trong công tác tổ chức trong và sau khi thi. Chính mắt xích này là cơ hội cho một nhóm người có thừa lòng tham nhưng thiếu nhân cách tác oai tác quái, coi thường pháp luật, giẫm đạp dư luận. Phương thức thi nào cũng sẽ có những kẽ hở, điều quan trọng nhất nằm ở phía những người điều hành kỳ thi như Ban chỉ đạo thi các cấp, lãnh đạo hội đồng coi thi, cán bộ coi thi, thí sinh và phụ huynh…

“Kỳ thi THPT Quốc gia tại những địa phương đó đã bị quyền lực, tiền bạc chi phối dẫn đến sự thay đổi kết quả, điểm số của các thí sinh làm cho kỳ thi không công bằng vì sự gian dối và tiêu cực. Hệ lụy là sự bất công khiến người giỏi cũng bằng người dốt, người học thật cũng chẳng khác gì kẻ học giả, kẻ thi trượt vẫn có thể trở thành thủ khoa và người đạt điểm “thủ khoa” chưa chắc lại là những giỏi nhất. Đó là một nghịch lý, một thực tế đau lòng và đáng xấu hổ”, thầy Hiếu cho biết.

Cũng theo thầy Hiếu, những bất cập bộc lộ kỳ thi THPT 2 trong 1 bằng hình thức thi trắc nghiệm đã tạo kẽ hở cho những kẻ vụ lợi cố tình làm sai. Và sau khi đã làm sai (sửa điểm bài thi, nâng điểm) họ vẫn tiếp tục phi tang để xóa nhòa dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan chức năng.

“Kẽ hở diễn ra khi quy chế thi chưa chặt chẽ, quản lý lỏng lẻo. Đây chính là cơ hội để họ làm bậy theo kiểu bất chấp pháp luật, xem thường quy chế thi, giẫm đạp dư luận, tước đoạt sự công bằng giữa các thí sinh, giữa những địa phương tổ chức thi, chấm nghiêm túc với các địa phương tổ chức thi gian lận. Sự gian dối của 1 nhóm người trong hội đồng thi ở các địa phương vừa qua đã minh chứng cho sự thiếu chặt chẽ quy trình thi kèm theo quy chế thi ở các công đoạn coi thi, chấm thi, lên danh sách điểm thi", thầy Hiếu nhấn mạnh.

Kỳ thi “2 trong 1” tạo nhiều áp lực

“Trải qua những kỳ thi gần đây, đặc biệt là qua những vụ gian lận gây chấn động dư luận ở Hà Giang, Sơn La... là một thực tiễn sinh động để tái khẳng định hình thức thi 2 trong 1 đã “phát lộ” nhiều sự bất ổn và đây là lúc chúng ta cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc phương thức thi này.

su long leo trong cong tac to chuc thi tao ke ho cho gian lan thi cu

Phương thức thi 2 trong 1 bộc lộ những yếu điểm.

Bộ GDĐT thì luôn cho rằng, đây là kỳ thi giảm tải (nội dung kiến thức thi), giảm áp lực (tư tưởng, tinh thần), giảm chi phí (kinh tế), nhanh gọn (thời gian thi), chính xác (khoa học)...

Nói tóm lại, đó là phương thức thi ưu việt, nên làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, còn thực chất và thực tiễn kỳ thi đã diễn ra không đúng với nhận định đó. Trên thực tế thì thi “2 trong 1” như hiện nay nhiều áp lực. Thay vì thi 4 đến 6 môn bắt buộc cho thi tốt nghiệp trước đây, bây giờ thí sinh lại phải thi đến 9 môn với 2 “tổ hợp” môn thi tự chọn”, thầy Hiếu chia sẻ.

“Kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay, thí sinh thi tốt nghiệp thường đạt tỉ lệ đỗ rất cao, xấp xỉ 100%. Không phải số lượng điểm cao của kỳ thi năm này cao hơn năm trước là do thực lực của thí sinh năm này giỏi hơn năm trước để các địa phương và Bộ GDĐT lại đánh giá chất lượng dạy học là “ngày càng tốt hơn” được", thầy Hiếu nói.

Theo quan điểm của thầy Hiếu, nên bỏ thi tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT Quốc gia để dồn lực, dồn tâm, dồn trí tuệ vào kỳ thi đại học một cách sòng phẳng như nhiều năm trước.

"Đừng quá lãng phí thời gian và tiền bạc cho những kiểu thi, hình thức thi không còn tác dụng. Xu thế chung của học sinh bây giờ là học là để thi chứ không phải học để làm người. “Thi gì, học nấy” đã thay cho kiểu truyền thống “học gì, thi nấy”", thầy Hiếu nhận định.

su long leo trong cong tac to chuc thi tao ke ho cho gian lan thi cu Sau vụ gian lận điểm thi: Rà soát xong, đều ổn thỏa...

Hiện nhiều địa phương đã có báo cáo là không phát hiện ra sai phạm trong các khâu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia ...

su long leo trong cong tac to chuc thi tao ke ho cho gian lan thi cu Gông cổ một tháng, đánh 100 roi nếu mang tài liệu vào phòng thi

Dưới thời phong kiến, những quy chế thi cử thường hết sức ngặt nghèo. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù ...

su long leo trong cong tac to chuc thi tao ke ho cho gian lan thi cu Đừng "cài mìn" vào tương lai đất nước

Sai lầm về giáo dục không khác gì cài mìn vào tương lai của chính mình. Đợi đấy nó chưa nổ thôi!?

/ http://danviet.vn