Sự gắn kết bí mật đằng sau mối quan hệ Triều Tiên - Syria

Kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011, sự gần gũi của Triều Tiên với Syria thu hút sự quan tâm đặc biệt.

su gan ket bi mat dang sau moi quan he trieu tien syria
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp phái đoàn Triều Tiên do Ngoại trưởng Ri Ryong Nam dẫn đầu tại Damascus, ngày 29/5/2014.

Ngày 2/2, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố một báo cáo tiết lộ rằng, Triều Tiên đã cung cấp công nghệ tên lửa đạn đạo và ít nhất 40 chuyến vận chuyển các loại vũ khí hoá học đến Syria trong giai đoạn 2012-2017.

Báo cáo này nhấn mạnh, những thách thức liên quan đến việc thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên và gây ra những cáo buộc tranh cãi từ phía Mỹ về cái gọi là “chương trình vũ khí hóa học của Syria” được khôi phục.

Trong khi mối quan hệ thương mại Triều Tiên - Syria có thể gây ngạc nhiên cho giới quan sát, thì ngược lại nhiều nhà phân tích Trung Đông không cảm thấy bất ngờ trước mối liên hệ quân sự giữa hai quốc gia này, theo The Diplomat.

Kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011, Triều Tiên được biết đến là một trong số các đồng minh quốc tế gần gũi nhất của Syria. Các báo cáo cho thấy, Bình Nhưỡng thường xuyên cung cấp những hỗ trợ về quân sự, kỹ thuật cho chiến dịch của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ở cấp độ ngoại giao, các quan chức Triều Tiên luôn ca ngợi phẩm chất lãnh đạo của Tổng thống Assad và bày tỏ sự đoàn kết trước cuộc chiến chống lại âm mưu tiếm quyền từ các phe nhóm đối lập do phương Tây hậu thuẫn.

Về cơ bản, cả Triều Tiên và Syria đều coi Mỹ là kẻ thù chung, đồng thời tố cáo cường quốc này can thiệp có âm mưu xâm lược, can thiệp nội bộ. Đây được coi là sự đồng lòng của hai quốc gia trước những kế hoạch lật đổ chính quyền từ phía Washington.

Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến Syria, Triều Tiên đã ngay lập tức có những động thái biểu hiện tình đoàn kết với chính quyền Assad.

Ngày 16/11/2012, Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ca ngợi cuộc tiếp quản của đảng Baath vào năm 1970 như một sự kiện bước ngoặt đảm bảo chủ quyền của Syria và bắt đầu một kỷ nguyên thịnh vượng cho người dân nơi đây.

Ngay cả khi cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế và hàng triệu người phải rời quê hương, thì lời khen ngợi của Triều Tiên đối với ông Assad vẫn không thay đổi.

Vào tháng 4/2017, Chính phủ Triều Tiên đã chúc mừng Tổng thống Assad nhân ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Baath và bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Assad trước các nỗ lực chống lại âm mưu lật đổ của Mỹ.

Mặc dù các quan chức Syria và Triều Tiên đã nhấn mạnh rằng, lời tuyên bố ủng hộ Assad từ Bình Nhưỡng đã không kèm theo các quyết định hỗ trợ quân sự, có bằng chứng thuyết phục rằng mối quan hệ Syria - Triều Tiên thậm chí còn sâu sắc hơn những lời khen họ dành cho nhau.

su gan ket bi mat dang sau moi quan he trieu tien syria
Một phụ nữ trẻ mang cờ Triều Tiên trong lễ khánh thành công viên Kim Il-Sung ở Thủ đô Damascus của Syria.

Kể từ năm 2013, có nhiều báo cáo tiết lộ Triều Tiên đã gửi các kỹ sư và cố vấn kỹ thuật cho Syria để tăng cường sức mạnh cho chính quyền Assad và hỗ trợ các nỗ lực chống lại phe nổi dậy.

Theo Samuel Ramani - học giả về quan hệ quốc tế tại trường St. Antony\'s, Đại học Oxford, điều này có thể được giải thích bằng hai yếu tố chính.

Thứ nhất, Triều Tiên muốn đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó trước sự xâm lược từ bên ngoài.

Từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, quốc gia này đã triển khai cố vấn kỹ thuật và nhân viên quân sự đến các khu vực xung đột nước ngoài để đảm bảo rằng lực lượng quân đội ưu tú của mình tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến trường. Trong ba thập kỷ qua, châu Phi đã là điểm đến chính cho các lần triển khai này.

Thứ hai, hàng chục năm hợp tác quân sự với Syria đã cho Bình Nhưỡng một sự hiểu biết sâu sắc về địa thế quân sự của quốc gia Trung Đông, điều vốn chỉ có ở các liên minh lâu đời của Damascus là Nga và Iran.

Kể từ những năm 1960, Triều Tiên duy trì một dấu chân quân sự quy mô nhỏ ở Syria, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên lãnh thổ Syria trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Các kỹ sư Triều Tiên cũng hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hoá quân đội và giúp phát triển chương trình hạt nhân của nước này.

Ngoài ra, chuyên gia Ramani chỉ ra rằng, Bình Nhưỡng còn duy trì liên kết chặt chẽ với hai đồng minh quân sự chủ lực của Assad là Iran và Hezbollah. Quân đội Triều Tiên đã hợp tác hiệu quả với các lực lượng vũ trang của Iran kể từ khi Bình Nhưỡng trợ giúp Tehran chống lại các cuộc xâm lược quân sự của Iraq trong Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988.

Mặc dù sự ủng hộ về ngoại giao và quân sự của Triều Tiên đối với Assad chỉ đánh giá là mang tính biểu tượng, không phải là tác động trực tiếp đến cuộc nội chiến ở quốc gia này; nhưng với sự trợ giúp của Bình Nhưỡng sau lưng, chính quyền Tổng thống Assad có thể tiếp tục củng cố quyền lực của mình trước sự càn quấy của Mỹ.

“Chính phủ CHDCND Triều Tiên hơn bao giờ hết sẽ mở rộng sự trợ giúp và cổ vũ cho cuộc đấu tranh của chính phủ và nhân dân Syria đập tan các động thái gây hấn của đế quốc Mỹ, bảo vệ chủ quyền, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”, hãng thông tấn KCNA tái khẳng định vào tuần trước.

su gan ket bi mat dang sau moi quan he trieu tien syria Phi cơ vận tải Nga rơi ở Syria, 32 người chết

Một phi cơ vận tải quân sự Nga rơi trong lúc hạ cánh xuống căn cứ Hmeimim, Syria, làm 26 hành khách và 6 thành ...

su gan ket bi mat dang sau moi quan he trieu tien syria Tổng thống Assad tuyên bố tiếp tục chiến dịch ở Đông Ghouta

Tính đến ngày 4-3, hơn 600 người đã thiệt mạng tại Đông Ghouta – Syria giữa thời điểm chiến dịch quân sự do Damascus phát ...

su gan ket bi mat dang sau moi quan he trieu tien syria Mỹ cáo buộc quân chính phủ Syria tàn sát dân thường ở Đông Ghouta

Nhà Trắng cáo buộc các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Syria và đồng minh Nga vào Đông Ghouta là các cuộc tàn ...

/ Người đưa tin