Vựa lá dong lớn nhất Hà Nội vào vụ, người trồng thu tiền triệu mỗi ngày

Làng lá dong lớn nhất Hà Nội bắt đầu vào vụ thu hoạch, chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán 2019 sắp tới. Năm nay lá dong được mùa, trổ nhiều lá, người trồng phấn khởi, thu tiền triệu mỗi ngày.

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Người trồng lá dong phấn khởi vì được mùa, được giá - Ảnh Trần Cường

Làng Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm ven bên sông Đáy, nổi tiếng nhiều năm nay với nghề trồng lá dong. Những ngày cận tết, người dân nơi đây bắt đầu nhộn nhịp thu hoạch lá dong phục vụ người dân cả nước gói bánh tết, từ đầu làng tới cuối làng, màu lá dong xanh mướt 2 bên đường.

Bà Đoàn Thị Cậy (60 tuổi), chủ một vườn lá dong tại đây, cho biết làng Tràng Cát có truyền thống trồng lá dong từ lâu đời, từ khi bà còn nhỏ đã phụ mẹ cắt lá dong, lẽo đẽo lên chợ huyện bán lá, đổi gạo. Khi hỏi cụ thể làng lá dong được hình thành từ bao giờ, bà Cậy cũng chỉ biết nói “từ thời các cụ”.

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Khóm dong năm nay trổ nhiều lá, được mùa, người dân tại làng Tràng Cát (huyện Thanh Oai, Hà Nội) phấn khởi thu hoạch

Ảnh Trần Cường

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân trong xã đã chuyển đổi đất trồng lá dong sang trồng cam canh, bưởi diễn nên diện tích trồng lá dong bị thu hẹp nhiều.

“Ngày trước, cả làng, cả xã Kim An trồng lá dong, nhưng bây giờ nhiều người chuyển sang canh tác cây ăn quả có múi nên diện tích bị thu hẹp, mỗi nhà chỉ còn vài sào trồng lá dong, có nhà đã không còn trồng”, bà Cậy nói.

Theo bà Cậy, năm nay lá dong được mùa, trổ nhiều lá to, đẹp nên được giá. Giá lá dong năm nay cũng tăng nhẹ so với năm ngoái, những lá to, đẹp, các vựa buôn trong xóm thu mua với giá 80.000 - 100.000 đồng/100 lá; những lá nhỏ, xấu hơn giá từ 50.000 - 60.000/trăm lá; hoặc bán buôn cả vườn thì được khoảng 20 triệu/sào.

Từ mùng 10.12 âm lịch, người dân tại làng Tràng Cát bắt đầu nhộn nhịp thu hoạch lá dong, những nhà neo người sẽ thuê khoảng 2 - 3 nhân công về cắt lá dong, mỗi công khoảng 200.000 đồng/ngày; hoặc có những hộ nhờ người thân tới thu hoạch đổi nhau, xong nhà này lại tới nhà kia cùng thu hoạch, mỗi nhân công có thể thu hoạch từ 5.000 - 7.000 lá mỗi ngày.

Sau khi cắt lá dong là đến công đoạn phân loại: lá to, đẹp sẽ được bó riêng, lá xấu, nhỏ xếp gọn, chờ thương lái tới thu mua.

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Bà Cậy thu hoạch lá dong, chờ thương lái tới thu mua

Ảnh Trần Cường

Anh Trịnh Văn Vũ (43 tuổi), chủ vựa thu mua lá dong trong làng, cho biết khoảng 2 tháng trước tết, anh bắt đầu đi các vườn lá để hỏi mua, có những nhà neo người, anh Vũ sẽ đặt vấn đề mua theo diện tích trồng. Với mỗi sào, anh Vũ sẽ mua vào khoảng 15 -18 triệu, tùy chất lượng tự anh đánh giá, sau đó sẽ tự thu hoạch và phân loại để đổ đi các chợ đầu mối, hoặc bán lại cho người buôn, ăn giá chênh lệch.

“Mấy hôm nay, ngày nào cũng tất bật với lá dong, vệ sinh qua rồi xếp đống lên, hàng ngày phun nước để giữ lá được xanh tươi. Lạnh, nhưng vui vì lá dong năm nay được mùa”, anh Vũ phấn khởi nói.

Theo ông Đoàn Văn Huỳnh, Chủ tịch UBND xã Kim An (huyện Thanh Oai), ngày xưa dân ở Kim An trồng lá dong rất nhiều, tuy nhiên, các hộ dân học nhau, chuyển đổi sang trồng cam canh nên diện tích bị thu hẹp. Toàn xã hiện còn hơn 500 hộ trồng lá dong, canh tác trên diện tích khoảng 40 ha, tập trung chủ yếu ở làng Tràng Cát. Nhưng Kim An vẫn là vựa lá dong lớn của Hà Nội, đổ đi khắp cả nước, phục vụ người dân gói bánh chưng trong dịp tết Nguyên đán.

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Nằm ven sông Đáy, làng Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng với nghề trồng lá dong từ nhiều năm nay

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Được bồi đắp phù sa từ dòng sông Đáy, đất tại đây màu mỡ, những khóm lá dong phát triển tốt, cao vượt đầu người

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay
vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Theo những người trồng dong tại làng Tràng Cát, lá dong năm nay trổ nhiều lá, lá đẹp, được mùa

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay
vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay
vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Những chuyến xe đầy ắp lá dong, chở về nơi tập kết, chờ thương lái tới thu mua

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Bà Nguyễn Kiến (80 tuổi) phấn khởi ngồi bó riêng những tàu lá dong to đẹp để chở về nhà

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Dùng dao loại nhỏ, rất sắc (loại dao bổ cau) để thu hoạch lá dong

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

"Nhiều khi cắt quá lực là dao bén vào tay, chảy máu là chuyện bình thường", bà Tào thị Chõ (62 tuổi, cắt lá dong thuê) chia sẻ

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

"Một nhân công cắt được khoảng 5.000 - 7.000 lá mỗi ngày, kiếm được 200.000 tiền công, còn người trồng, tính trung bình mỗi ngày vào dịp này thu hoạch cũng được cả triệu), bà Chõ nói

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay
vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay

Anh Trịnh Văn Vũ vệ sinh, phân loại lá dong, chuẩn bị đổ đi các chợ đầu mối

Ảnh Trần Cường

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay Ảnh: Làng lá dong lớn nhất Hà Nội vui vụ Tết

Người dân thôn Tràng Cát (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đang khấp khởi mừng vui khi những vườn lá dong xanh mướt đẹp mã chuẩn ...

vua la dong lon nhat ha noi vao vu nguoi trong thu tien trieu moi ngay Trả 350.000 đồng mỗi ngày vẫn khó tìm người thu hoạch lá dong bán Tết

Cuối tháng Chạp, những vườn dong của người dân xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bước vào đợt cao điểm thu hoạch lá ...

/ https://thanhnien.vn