Vaccine chống Covid-19 của Trung Quốc thử nghiệm ra sao?

Trung Quốc hiện là một trong những nước dẫn đầu cuộc đua nghiên cứu và chế tạo vaccine Covid-19 với 13 trong số 44 loại vaccine trên toàn thế giới đang thử nghiệm lâm sàng.

Ông Điền Bảo Quốc, Phó Vụ trưởng khoa học kỹ thuật phát triển xã hội thuộc Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc cho biết, hiện tại công tác nghiên cứu phát triển vaccine của Trung Quốc nằm trong tốp đầu của thế giới. Nước này có 13 loại vaccine ngừa Covid-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó có 4 loại vaccine dạng bất hoạt và vaccine tái tổ hợp đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Hiện tại cả 4 loại vaccine đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đều tiến triển thuận lợi, khoảng 60.000 người thử nghiệm vaccine đều chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào có phản ứng phụ rõ rệt.

0653 vaccine covid xqbn 14391820082020

Được biết, hiện cả 4 loại vaccine ngừa Covid-19 thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của Trung Quốc đều đang đồng thời tiến hành thử nghiệm ở Trung Quốc và các nước khác. Vaccine của công ty công nghệ sinh học Sinovac (Sinovac Biotech Ltd) đang thử nghiệm giai đoạn 3 tại Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ với khoảng hơn 10.000 người tham gia.

Vaccine của Tập đoàn y dược Trung Quốc (Sinopharm) hiện cũng đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở hơn 10 quốc gia trên thế giới với khoảng 50.000 người tham gia và đã được dùng để tiêm khẩn cấp cho hàng trăm nghìn người ở Trung Quốc./.

Vừa qua, Butantan, viện nghiên cứu của Brazil, cho biết kết quả thử nghiệm ban đầu trên 9.000 người cho thấy vắc xin của Hãng Sinovac (Trung Quốc) là an toàn.

Theo giám đốc Dimas Covas của viện, kết quả đánh giá hiệu quả bảo vệ trước virus corona chủng mới của vắc xin này sẽ được công bố sau khi hoàn thành thử nghiệm trên toàn bộ 13.000 người. Vắc xin ngừa COVID-19 do hãng Sinovac phát triển được tiêm hai liều.

Cụ thể, những người tham gia thử nghiệm không có phản ứng phụ nghiêm trọng đối với vắc xin, với 20% bị đau nhẹ do tiêm và 15% bị đau đầu sau lần tiêm đầu tiên. Tỉ lệ đau đầu giảm xuống còn 10% sau lần tiêm thứ hai. Chưa tới 5% bị nôn mửa, mệt mỏi và tỉ lệ bị đau cơ còn thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi những người tham gia thử nghiệm.

Kết quả tại Brazil cũng là kết quả đầu tiên của quá trình thử nghiệm trên toàn cầu của Sinovac, hiện cũng đang tiến hành tại Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia.

Lãnh đạo y tế bang Sao Paulo, ông Jean Gorinchteyn, cũng nói rằng vắc xin của Trung Quốc tạo ra được kháng thể chống virus. Bang này hy vọng vắc xin này sẽ được thông qua vào cuối năm nay để tiêm cho người dân vào 2021.

Sao Paulo đã ký thỏa thuận mua 60 triệu liều CoronaVac của Trung Quốc.

Đến nay, 44 loại vaccine đang được thử nghiệm trên người. Đây được coi là tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử nghiên cứu và điều chế. Các "ứng viên" tiềm năng nhất thuộc về Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, phát triển dựa trên ba công nghệ virus vector, virus bất hoạt và công nghệ di truyền.

Các chuyên gia cảnh báo cần theo dõi sự an toàn của các loại vaccine bất hoạt trong thời gian dài hơn, bởi một số có thể để lại tác dụng phụ nghiêm trọng lâu sau đó.

PV (th)

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm không đạt vì Covid-19 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm không đạt vì Covid-19
Dự án vaccine COVID-19 của Nhật Bản nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công Dự án vaccine COVID-19 của Nhật Bản nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Người dân Hà Nội và TP HCM phải đeo khẩu trang nơi công cộng Người dân Hà Nội và TP HCM phải đeo khẩu trang nơi công cộng

/ Nghề nghiệp và cuộc sống